|
Cập nhật: 16/01/2013 10:38:14 SA
Trong bài Đức Mẹ Sầu Bi, tôi đã giải nghĩa chữ đức, nhưng chỉ tập trung vào nghĩa Nôm. Gần đây, Tiểu ban Từ vựng thuộc Uỷ ban Giáo lý Đức tin nhờ tôi viết ra các nghĩa của chữ đức, lại có độc giả hỏi về cách dùng chữ đức, cũng như cách dùng chữ đức trong nghĩa Nôm có quy định nào không. Xem tiếp
|
Cập nhật: 28/09/2012 1:20:47 CH
Tin Đức Hồng y Paul Shan Kuo-Hsi, S.J., của Đài Loan, được Chúa gọi về ngày 22/08/2012 đã được giới truyền thông các nước loan báo rộng rãi, vì ngài là một người nổi tiếng. Xem tiếp
|
Cập nhật: 03/09/2012 2:11:41 CH
Một cha già hiền lành, các em nhỏ rất thích chơi với ngài, có cả những em ngoại đạo. Một hôm các em đang chơi trong phòng ngài, một giáo dân đến xin ngài làm phép chuỗi, nghe vậy, em ngoại đạo lập tức hỏi ngài: “Cha có phép à?”. Một lần tôi đi dự lễ đặt viên đá đầu tiên, người giới thiệu nói: “Vị chủ lễ sẽ làm phép viên đá đầu tiên, rồi thánh hoá khu nhà ở”. Vị chủ lễ làm cùng một việc, nhưng nơi thì gọi là thánh hoá, nơi khác lại gọi là làm phép. Vậy ‘thánh hoá’ và ‘làm phép’ có khác nhau không? Xem tiếp
|
Cập nhật: 08/08/2012 12:21:48 CH
Hội Thánh có 7 bí tích, bí tích dành riêng cho những người được tiến cự vào phó tế, linh mục hay giám mục, gọi là Bí tích Truyền Chức Thánh. Thuật từ “tác vụ” chỉ về công việc, nhiềm vụ, “chức là thân phận. Cho nên phải nói là chức phó tế, chức linh mục mới đúng. Linh mục hay phó tế “là hồng ân của Chúa Thánh Thần cho phép một người được thực thị quyền thánh chức, và quyền này chỉ có thể phát xuất từ Chúa Kitô và Hội Thánh của Chúa mà thôi… Hiện hữu luôn luôn đi trước hành động, phải có chức linh mục thừa tác, sau đó mới nói đến thừa tác vụ linh mục.” Cho nên phải nói là truyền chức linh mục hay phó tế, chứ không thể nói là trao tác vụ linh mục hay phó tế. Xem tiếp
|
Cập nhật: 17/07/2012 9:56:57 SA
Trong một buổi bản thảo về “Nhân chi sơ, tính bổn thiện” (con người sinh ra, bản tính vốn tốt lành) hay “Nhân chi sơ, tính bổn ác” (con người sinh ra, bản tính vốn độc ác), có người hỏi tôi “thiện” là gì. Xem tiếp
|
Cập nhật: 04/07/2012 7:49:48 SA
Khi có nhiều linh mục cùng cử hành Thánh Lễ, gọi là đồng tế, nhưng khi có nhiều linh mục cùng cử hành bí tích khác, như xức dầu bệnh nhận, giải tội… thì phải gọi cách nào? Tiếng Anh, tất cả đều gọi là concelebration. Vậy chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa thuật từ đồng tế, concelebration và thử tìm một thuật từ cho trường hợp có nhiều linh mục cùng cử hành một bí tích khác. Xem tiếp
|
Cập nhật: 07/06/2012 12:27:07 CH
Có một tử tù kia suốt đời làm việc tội lỗi, giết người, trộm cướp, lòng dạ rất xấu xa. Trước khi bị xử tử, anh ta hối hận; và để chuộc lại tội lỗi của mình, anh xin hiến trái tim của mình cho người cần thay tim. Nhưng sau đó không bệnh nhân nào dám nhận trái tim của anh, vì sợ sau này cũng độc ác như anh! Văn hoá Đông Tây tuy có nhiều khác biệt, nhưng đều lấy “tâm” diễn tả tình cảm của con người. Chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa của chữ “tâm”. Xem tiếp
|
Cập nhật: 27/04/2012 1:07:14 SA
Sau Công nghị Tổng Giáo phận Sài Gòn, ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn có nhắc đến việc cần phải canh tân cuộc sống, và ngài thường dùng câu nói: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Cụ thể là trong Lời Chủ Chăn tháng 1-2012. Một thầy dòng cũng hỏi tôi: “Tu thân là gì?”. Chúng ta thử tìm hiểu thuật từ “tu thân”. Xem tiếp
|
Cập nhật: 13/03/2012 11:20:28 SA
Phải nhận rằng: theo thói quen thông thường, người ta vẫn nghĩ người-chất-vấn là người hơn người-bị-chất-vấn về địa vị, thứ bậc, tuổi tác hay quyền hạn. Gọi nôm na là người trên. Còn người bị (hơn là được) chất vấn thì là kẻ dưới. Vì thế mới đưa đến quan niệm: Nói ‘chất vấn’ là xúc phạm, khinh thường… người được hỏi. Cũng như về từ thẩm vấn, nhiều người cũng nặng thành kiến đối với giá trị của người-bị-thẩm-vấn. Xem tiếp
|
Cập nhật: 02/02/2012 10:47:04 SA
|
Cập nhật: 05/01/2012 9:37:38 SA
|
Cập nhật: 05/12/2011 5:50:14 SA
|
Cập nhật: 25/08/2011 11:13:39 CH
Khoa học kỹ thuật tiến bộ rất nhanh trong thế kỷ này, nên đời sống vật chất cũng được cải thiện rất nhiều. Nhưng xem ra đời sống vật chất càng tiến bộ, thì nền đạo đức và quan hệ giữa người với người càng xấu đi. Nhất là làm cho mọi người mất niềm tin với nhau, trong lãnh vực thương nghiệp, giáo dục và cả tôn giáo nữa. Nên chữ “tín” rất quan trọng. Đặc biệt là tín nghĩa. Xem tiếp
|
Cập nhật: 29/07/2011 4:06:59 SA
Khác với các lời kinh trong Cựu Ước, lời nguyện “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” nói riêng, và các lời nguyện khác trong Kinh Lạy Cha nói chung đều có đặc tính cánh chung, nghĩa là diễn tả “mầu nhiệm cứu độ đã được thực hiện, một lần cho mãi mãi, trong Đức Kitô chịu đóng đinh và đã phục sinh” (GLCG 2771). Và nội dung của lời nguyện thứ ba này là: “Chúng ta nài xin Cha chúng ta, xin Ngài cho ý muốn của chúng ta được kết hợp với ý muốn của Con Ngài, để kế hoạch cứu độ được hoàn thành trong cuộc sống trần gian” (GLCG 2860). Xem tiếp
|
Cập nhật: 11/07/2011 4:49:08 SA
Các cụm từ “văn minh tình thương” (Civilization of Love), “văn hoá sự sống” (Culture of Life) và “văn hoá sự chết” là những diễn ngữ đã được Chân phúc Giáo Tông Gioan Phaolô II sử dụng để trình bày học thuyết xã hội cũng như các giáo huấn về đạo đức Công giáo. Các văn kiện huấn quyền Hội Thánh cũng đã sử dụng đúng những diễn ngữ này. Xem tiếp
|