Sức khoẻ ảnh hưởng đến mọi việc bạn làm. Bí quyết để có sức khoẻ tốt là ăn đúng, ngủ đúng, tập thể dục hợp lý và đối xử đúng đắn với người khác.
EMTY.ORG - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 271
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 771
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 897
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 12003
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 16127
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 874
  • ♥ Video: 946
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô Facebook NewsFeed -
CHUYÊN ĐỀ > Chuyên Đề Khác
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 05/03/2013 7:29:37 CH)
A  A  A
Tiền nhân, sử quan và trách nhiệm lịch sử
Hai Bà Trưng đánh giặc nào? - Ảnh minh hoạ
Có một nhà văn nào đó đã nói viết sử và dạy sử phải làm cho học sinh nghe thấy, nhìn thấy tiếng gươm khua, tiếng ngựa hý, tiếng hò reo chiến thắng của ba quân và cả những bài học đắng cay của lịch sử, là vậy.

Ông vua phong kiến ngày xưa tiếng là toàn trị và chuyên chế nhưng thực ra quyền lực của ông ấy vẫn bị hạn chế. Đương nhiên hạn chế không phải bằng lý thuyết tam quyền phân lập nhằm tạo cơ chế kiềm chế đối trọng lẫn nhau giữa các cơ quan nắm quyền lực nhà nước như các nhà triết học thời kỳ Khai sáng sau này phát minh ra.

Sợ tiền nhân và sợ... Trời

Quyền lực của nhà vua bị hạn chế bởi những thứ rất vô hình nhưng lại có sức mạnh hơn bất cứ thể chế nào. Đó là vua làm gì thì làm vẫn biết sợ Trời, vẫn không dám làm gì trái với truyền thống của tiên đế...

Mỗi khi chính sự rối loạn, giặc cướp nổi lên như ong, thiên tai dịch bệnh hay có những diễn biến bất thường, vua thường giật mình xem có làm gì kinh động đến trời xanh. Lập tức thả bớt tù nhân, uý lạo dân chúng, lập đàn cúng tế để sửa mình cho hợp với lẽ Trời.

Nếu gạt bỏ những yếu tố duy tâm thì cái gọi là Trời ấy phải chăng là những quy luật phát triển của tự nhiên, của xã hội mà việc điều hành chính sự phải tuân theo? Mà trái với những quy luật đó, con người ta phải trả giá.

Những thứ như Trời, hay tiền nhân, chỉ trở thành sức mạnh hạn chế quyền lực nhà vua khi mà xã hội vận hành trên một nền tảng gồm nhiều yếu tố trong đó có pháp luật và đạo đức. Các quy luật của đất trời phải được thẩm thấu vào các quy phạm khô khan, cách hành xử của tiền nhân phải là tiêu chuẩn đạo đức.

Đọc một quy định của cổ luật người ta có thể hình dung trong đó cả một chính thể và xã hội của một thời đại lịch sử, một thời cuộc. Trước một việc làm trái đạo nếu pháp luật bất lực, đạo đức sẽ lên tiếng. Khi đạo đức bất lực xã hội đó không còn thuốc chữa.

Không trái với tiền nhân, nhưng cách đối xử với tiền nhân của các ông vua phong kiến thường là đánh giá không tốt về các triều đại trước.

Chiếu dời đô nổi tiếng đã từng phê phán thế này: "Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh Trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số phận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi." Còn Bình Ngô Đại Cáo thì viết:

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà.
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời.

Sử quan và sử dân

Không chỉ biết xấu hổ với tiền nhân mà vua quan phong kiến ngày xưa rất quan tâm đến câu chuyện hậu thế đánh giá mình thế nào. Chính vì vậy, trong bộ máy nhà nước phong kiến ngày xưa, sử quan bao giờ cũng là một chức vụ ngôi cao vọng trọng. Ít nhất cũng hàm "Bát phẩm" - đứng đầu một cơ quan tương đương cấp... tổng cục bây giờ.

Ăn lộc nhà vua và viết sử là những Quốc sử viện hay Quốc sử quán. Đây là những cơ quan phụ trách việc viết sử của triều đình. Đại loại như vua nói gì, vua làm gì, thích gì, chính sự hay hay dở, thiên tai địch hoạ...

Đương nhiên sử là một thứ bị chi phối mạnh mẽ bởi chính trị. Quan viết sử ngoài chuyện ghi chép phải tô phải vẽ để tạo ra một triều đại, một ông vua lung linh trong mắt hậu thế, sao cho con cháu sau này nó theo gương mà trị quốc, và đám dân đen không lôi mình ra để xỉ vả. Một công đôi việc là vậy.

Sử quan chân chính luôn là con người đầy mâu thuẫn và cũng là sự mâu thuẫn của sử. Một mặt phải viết sao cho đẹp lòng vua, một mặt phản ánh được sự thật và sự đánh giá của bản thân mình và xã hội đối với sự thật đó. Chính sự mâu thuẫn này đẻ ra cái gọi là dã sử hay còn gọi là sử dân.

Nói là sử dân nhưng nhiều khi nó chính là sử quan viết cho dân. Dã sử hấp dẫn bởi tính xác thực cộng với lớp sương khói của miệng nhân gian và ẩn ức của sử quan.

Người ta có thể loại bỏ những ý chí chủ quan chi phối, áp đặt trong chính sử để tìm sự thật bằng phương pháp "giải ảo". Đây là cũng chính là là sự quyến rũ của sử học và là nhiệm vụ của các sử gia.

Sử dân cũng là điều mà sử quan buộc phải cân nhắc khi viết trong chính sử. Bởi lẽ có thể che giấu được nhiều người nhưng nhưng vẫn có nhiều người khác biết sự thật, thế hệ này không biết không có nghĩa là thế hệ sau cũng vậy.

Hai Bà Trưng đánh giặc nào? (*) Một sự thật rõ ràng và có độ lùi hàng nghìn năm như vậy, dù sách giáo khoa không nói, thầy cô không dạy nhưng thiếu gì chỗ nói điều này. Che giấu hay lảng tránh là việc làm vô nghĩa và phản tác dụng.

Có một nhà văn nào đó đã nói viết sử và dạy sử phải làm cho học sinh nghe thấy, nhìn thấy tiếng gươm khua, tiếng ngựa hý, tiếng hò reo chiến thắng của ba quân và cả những bài học đắng cay của lịch sử, là vậy.

Phát đại bác của hậu thế

Một kẻ vô danh làm việc gì đó luôn chịu trách nhiệm với chính mình, với gia đình và cùng lắm là dòng họ. Nhưng một chính khách hành xử thì đằng sau họ là lợi ích của cả dân tộc và cả sự đánh giá của lịch sử. Đó chính là phẩm chất cũng là trách nhiệm khác nhau của tiểu nhân và quân tử, của thường dân hay chính khách.

Chịu trách nhiệm trước lịch sử, đặt lợi ích nhân dân lên trên hết hoàn toàn trái ngược với thứ tư duy nhiệm kỳ hay lợi ích nhóm mà Đảng đã chỉ ra và đang nỗ lực xoá bỏ nó.

Khi phán xét, lịch sử luôn bỏ qua những sự kiện tiểu tiết. Thái hậu Dương Vân Nga có thể bị thị phi bởi thân phận dâu con mà lại dâng cơ đồ của họ Đinh cho họ khác. Nhưng đứng trên phương diện lợi ích dân tộc thì hành động của bà lại được đánh giá rất cao.

Bất cứ hiện tượng nào cũng có lịch sử của nó. Đó có thể là những hậu quả tiêu cực tích tụ qua các giai đoạn khác nhau.

Kinh tế hiện nay gặp khó khăn, giáo dục đào tạo còn nhiều bất cập, đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, giao thông vận tải yếu kém... Đó là những tồn tại của quá khứ tích tụ và kéo dài mà hiện tại chỉ nên nhận diện và khắc phục chứ không nên đổ lỗi. Bởi không ai được phép đổ lỗi hay tranh công của lịch sử.

Raxun Gamxatop đã nói rằng nếu chúng ta bắn vào lịch sử bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn chúng ta bằng đại bác. Nếu không xoá bỏ được tư duy nhiệm kỳ, nhóm lợi ích và sự vô trách nhiệm dù là vô tình với lịch sử, thì tiền nhân sẽ bị nhận những quả đại bác của hậu thế.

 

(*) Hai Bà Trưng đánh giặc nào?

Trước ngày nhập học, cháu gái tôi hầu như không rời mấy cuốn sách giáo hhoa (SGK) còn thơm mùi giấy mới. Đang đọc say sưa bỗng nó chạy đến bên tôi, chỉ vào bài tập đọc Hai Bà Trưng (Tiếng Việt 3, tập 2, trang 4, 5) nói ông ơi, cháu đọc hoài mà vẫn không hiểu Hai Bà Trưng đánh giặc nào.

Biết ngay “mặt mày” kẻ xâm lược nhưng nghĩ con bé đọc lớt phớt nên không nắm được nội dung, tôi chưa vội chia sẻ mà tranh thủ dạy cho cháu cách đọc sách. Rằng phải đọc từ từ cho thấm, kết hợp đọc với suy nghĩ, đừng đọc theo kiểu lấy được, lướt con mắt cho xong… Giờ cháu đọc lại đi. Làm gì có chuyện viết về khởi nghĩa Hai Bà Trưng mà không nêu đích danh giặc ngoại xâm.

Con bé nhăn mặt nói cháu đọc kỹ lắm rồi, vẫn không biết hai Bà đánh bọn xâm lược nào. Tôi nhổm dậy, cầm quyển sách, giương mục kỉnh lên. Và chợt ngớ ra: Lời con trẻ đúng quá. Bài học tuyệt không một chữ nào vạch mặt chỉ tên kẻ cướp mà toàn những danh từ nhợt nhạt, mập mờ, chung chung: tướng giặc, quân thù, giặc ngoại xâm, kẻ thù, quân xâm lược.

Viết về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc (năm 40 - 43) gắn với tên tuổi Hai Bà Trưng lừng lẫy nhưng SGK không hề dám nửa lời chỉ đích danh bọn xâm lược. Thậm chí cụm từ có tính hàm ngôn “phương Bắc” sách cũng không dám đặt sau cụm từ “kẻ thù”.

Vì sao SGK không cho các cháu biết quân giặc nào đã bắt tổ tiên của chúng lên non tìm ngà voi, xuống biển mò ngọc trai, để phải làm mồi cho hùm beo, thuồng luồng, cá sấu?

Vì sao SGK không cho các cháu biết giặc ngoại xâm nào đã khiến “lòng dân oán hận ngút trời”?

Và vì sao SGK không nói rõ cho các cháu biết Hai Bà Trưng đã lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân xâm lược nào, chúng từ đâu đến?

Cốt lõi của lịch sử là sự thật. Mỗi dòng lịch sử nước ta đều được viết bằng mồ hôi và máu của nhiều thế hệ. Nên có thể nói mỗi trang sử là một mảnh hồn thiêng sông núi. Không thể chấp nhận bài học lịch sử… nửa vời với cách trình bày ngắc ngứ, lấp lửng, loanh quanh, thiếu minh bạch, nếu không muốn nói là né tránh, bưng bít như thế.

Ở Lạng Sơn từng xảy ra chuyện tấm bia kỷ niệm chiến thắng của bộ đội ta bị đục bỏ những chữ điểm tên chỉ mặt quân thù. Người ta đã đổ thừa cho mưa nắng, cho sức tàn phá của thời gian. Còn với SGK Tiếng Việt 3, người làm sách đổ thừa như thế nào? Người lớn sao lại làm khuất lấp tên tuổi kẻ thù của Hai Bà Trưng để trẻ con phải băn khoăn? Thật khó giáo dục HS niềm tự hào, lòng yêu nước khi SGK đã thiếu công bằng, thiếu trung thực đối với lịch sử.

Trong lúc hy vọng bài học này sẽ được các nhà làm sách trả lại sự phân minh trắng đen sòng phẳng, tôi phải nói ngay trước đôi mắt mở to của cháu tôi rằng bọn giặc xâm lăng nước ta bị Hai Bà Trưng đánh không còn manh giáp chính là giặc Hán (Trung Quốc).

(Nguồn: TNO)

Đinh Thế Hưng

Nguồn: Tuần VN

Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:
X

Tiền nhân, sử quan và trách nhiệm lịch sử

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến  
TIN - BÀI KHÁC   300 đề mục mới nhất:
  10 bài hát dành tặng phái đẹp nhân 8-3
  Tổng cục Du lịch quảng bá cho du lịch Trung Quốc? | Trung Hiếu
  Đưa thiên nhiên vào giáo dục | Lạc Lâm
  10 bài học dành cho bố | Kim Kim
  Đừng bắt con chúng tôi làm anh hùng nhí! | Hoàng Hường
  Đại diện Toà Bạch Ốc và Liên hội Á kiều Chicago trao giải thưởng Công tác Cộng đồng Ưu tú cho một Tiến sĩ người Việt
  Computer Trung Quốc - Một đại hoạ cho nhân loại!
  Định nghĩa lại "văn hoá đọc" | Quý Yên
  Phút dừng chân | Lm. Giuse Hoàng Kim Toan
  Năm mới nói chuyện 'chính trị' | NCS Đặng Văn Huấn
  Thế giới mạng và sinh mạng thứ hai | Nguyên Anh
  Leonardo da Vinci - Bữa Tiệc Ly | Jos. Tú Nạc, NMS
  Leonardo da Vinci - Nhân vật thời Phục hưng | Jos. Tú Nạc, NMS
  Ngày Tết nói chuyện tuổi già | Trần Vinh Dự
  Cười để vượt... khủng hoảng
  Chiều nào của tình yêu | Duyên Trường
  Thế giới tràn ngập tình yêu trong ngày Lễ Tình Nhân
  Điều gì tạo nên một chuyện tình bất hủ? | Jos. Tú Nạc, NMS
  Trong câu chuyện ngày Xuân | Nguyễn Vĩnh Nguyên
  Nhà Trần Văn Khê ở Sài Gòn
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 3-2013
Ý Chung
Cầu cho con người thêm tôn trọng thiên nhiên khi ý thức rằng toàn thể công trình tạo dựng của Chúa đã được trao phó cho mình.
Ý Truyền Giáo
Cầu cho các giám mục, linh mục và phó tế được nhiệt tâm loan báo Tin Mừng đến khắp cùng trái đất.
Xem tin - bài theo ngày
  « Tháng Ba 2013 »  
CN Hai Ba Năm Sáu Bảy
24 25 26 27 28 1 2
3 4 5 6 7 8 9
10 11 12 13 14 15 16
17 18 19 20 21 22 23
24 25 26 27 28 29 30
31 1 2 3 4 5 6
Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Media Online
Giã từ
Nghĩa vụ và cuộc sống
Xuân đến
5 triệu con chim bay về Roma vào các buổi tối mùa đông
Dâng lễ Ngày Xuân
Xuân và vũ điện Slowrock
Xuân mới về
Thế giới tưng bừng đón Năm mới 2013
Thế giới đón Năm mới 2013
Đêm Hoan Ca Mừng Chúa Giáng Sinh tại GP. Kontum (1)
    Cuộc sống là thứ quan trọng nhất
    Trở về
    Chiếc bình nứt
    Một câu nói dịu dàng
    Điểm sáng sau thất bại
    Một ly sữa
    Huân chương và đồ chơi
    Sự nhầm lẫn ý nghĩa
    Cây lộc vừng
    Bạn đồng hành
    Bí quyết để có niềm vui
    Cậu bé thông minh
    Sự bình yên
    Hoa hồng tặng mẹ
    Lời hứa
    Sức mạnh của niềm tin
    Báu vật tiềm ẩn
    Lời nhắn gửi muộn màng
    Đoá hoa tình yêu
    Đôi mắt của mẹ
    Sự sẻ chia đáng quý
    Hãy là chính mình
    Cho và nhận
    Sức mạnh của niềm tin
    Lòng nhân ái thực sự
    Biểu giá cho tình mẹ
    Lời hứa
    Người quan trọng nhất trong cuộc đời bạn
    Cậu bé thông minh
    Con vẹt xanh
CHƯƠNG TRÌNH VIỆT NGỮ
RADIO VERITAS: Chân Lý Á Châu'
H2O NEWS
THĂM DÒ Ý KIẾN
Ngày 11-2-2013, ĐGH tuyên bố thoái vị và Tòa Thánh Phêrô sẽ trống tòa từ ngày 28-2-2013 cho đến khi có Giáo hoàng mới.




Xem thời tiết
People Online Thành viên online:
Visitors Nối kết trực tuyến: 758
Members RSS Feeders: 173
Total Users Tổng cộng: 931
  BBT: Offline
Last 7 days: 70.174
Số lượt truy cập:
6.651.247
Đang sử dụng: Unknown
Version: 0
Từ Điển Online:     

Everything Meaning To You

Email: [email protected]

Website: emty.org

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@