Kẻ dại đi tìm hạnh phúc nơi xa, người khôn vun trồng nó ngay dưới chân mình.

James Oppenheim
EMTY.ORG - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 271
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 771
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 897
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 12000
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 16127
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 874
  • ♥ Video: 946
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô Facebook NewsFeed -
CHUYÊN ĐỀ > Chuyên Đề Khác
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 10/02/2013 12:00:00 SA)
A  A  A
Sài Gòn - Một góc Tết Việt
Chưa kể những vật phẩm có nguồn gốc từ Âu Mỹ cũng tràn ngập trong các chợ, mang hương vị "toàn cầu" cho cái Tết của người Sài Gòn thêm hương thêm hoa xứ lạ.

Sài Gòn - TP. HCM, thành phố phương Nam hình như ăn - chơi Tết sớm hơn các nơi khác trên đất Việt. Và Tết ở Sài Gòn cũng không giống bất kỳ đâu, bởi từ rất lâu, Tết của thành phố phương Nam này đã như một sắc thái văn hóa tổng hoà của những phong tục Bắc - Trung - Nam tụ hội, lại thêm chút sắc thái hơi "Tây" nên có nhiều thú vị lạ lẫm.

Không mai vàng bất thành Tết phương Nam

Có thể xem như "mùa Tết" tính từ sau Noel, cho dù Tết Nguyên Đán có thể một hay hai tháng sau mới đến.

Tết ở Sài Gòn không thể không mang những sắc thái đặc trưng trong phong tục tập quán không thể thiếu của phương Nam. Trong nhiều cái "không thể thiếu" đó là hoa mai vàng, sứ giả của mùa xuân phương Nam, một "nàng tiên" của may mắn và thịnh vượng trong năm mới.

Mà cũng thật lạ, nguyên quán của cây mai là ở rừng núi miền Trung, với dáng "nguyên thuỷ" xù xì, gân guốc, hoang dại, nhưng khi xuôi xuống vùng châu thổ Nam Bộ, được đắm mình trong phù sa sông Mê Kông, nó trở nên loài cây hoa đẹp lộng lẫy, quý phái, như một loài "linh hoa" mùa xuân, biểu tượng của sung túc, giàu sang, phú quý...

Đối với người dân Sài Gòn, ba ngày Tết, trong mỗi gia đình dù giàu hay nghèo, ít nhất cũng có một cành mai, như niềm hy vọng, ước nguyện cho năm mới được nhiều phúc, lộc. Hoa mai không biết tự khi nào đã trở thành một loại cây kiểng cao sang bậc nhất trong các loài hoa.

Việc mua mai Tết thường do người chủ gia đình (đàn ông), thể hiện quan niệm thẩm mỹ của mình chọn mai. Tuỳ vào không gian nội thất hay gia cảnh, người chủ nhà chọn mai cây hay cành lớn, nhỏ, với những dáng thế như: Dáng trực, gió lùa, thác đổ, ngũ phúc, song long, phụ tử, mẫu tử hay tam đa, tam tài,... để đặt vào chậu, bình tròn, dẹt, ô van, vuông, lục giác.

Theo sách vở và dân gian thì mai cũng có khá nhiều loại, nhưng cơ bản là các loại: Khánh khẩu mai, Hà hoa mai, Đàn hương mai, Ban khấu mai, Cẩu đăng mai... Tuy nhiên, theo thông lệ bình thường, người chơi mai, mua mai chỉ chú đến hai loạị: Mai tứ quý, nở bốn mùa có năm cánh, bông to, và một loại mai lai ghép có từ 10 cánh trở lên đến 120 cánh và có hương thơm.

"Chơi" mai cũng là một thú chơi tao nhã và cầu kỳ không phải ai cũng có thể biết "chơi". Mai là loài hoa có linh khí. Ngay cả hương thơm của nó cũng rất kín đáo và kén chọn. Chỉ có thể "bắt" được mùi hương của nó lúc đêm xuống thật sâu, khí trời mát lạnh ẩm sương, tâm người cũng thật tĩnh lặng, mới có thể nhận được hương hoa mai thoang thoảng.

Ngay từ khi vào "mùa Noel" mai đã được những nhà vườn, dưới bàn tay những nghệ nhân nổi tiếng ở các vùng chuyên mai kiểng ở Tây Nam bộ chăm sóc như Đồng Tháp, Bến Tre, Sa Đéc, Kiên Giang, Cần Thơ... Mai để "chơi" cũng lắm công phu, kiểu cách, không những chọn giống mai, người chơi còn phải chọn "thế" của cây mai (gồm cả gốc lẫn cành), để nếu "chơi" cả cây hay tỉa một cành đều đẹp như ý.

Theo quan niệm chung về cây cảnh: Nhất hình, nhì thế, tam chi, tứ điệp. Để có được một cây mai theo "thế" như ý, người trồng mai phải mất nhiều năm chăm sóc, uốn tỉa cho đủ tầng, đủ nhánh như "định thế" cơ bản: Thế âm dương thì cây âm bên dưới phải có ba tầng, một ngọn; cây dương bên trên phải có năm tầng, một ngọn...

Thường những gốc mai hay được chọn có những đặc điểm cơ bản. Gốc "lão", to, da sần xùi, thậm chí có thể có cả rêu, với những dáng "thế": Phụ tử, huynh đệ, bằng hữu, mẫu tử, nghinh phong... Cành mai nhỏ nhưng chắc khoẻ, có những dáng như chân quỳ, hạc bay, phụng hoàng...

Ngoài những nét trên, người "chơi" còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc mai. Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh.. tạo nên "nội khí" của cành mai. Các cành phân chia thứ lớp, bông rải đều, nhánh to khoẻ, nhánh uyển chuyển, nụ bụ bẫm, lá non chồi búp...

Người "chơi" mai thuộc hàng nghệ nhân còn phân biệt thêm nhiều thứ  khác nữa như: Nhuỵ âm dương, cành tứ quý.

Họ nhà mai đa dạng, phong phú, nhưng mai nào cũng được xem như biểu trưng của sự cao quý, tinh khôi, thanh bạch, của tấm lòng tri âm, tri kỷ. Hơn nữa, mai còn được cho là mang đến sự may mắn cho gia chủ với những nụ mai trổ bông vào đúng thời khắc giao thừa.

Thiếu sắc mai vàng, cái Tết bỗng trở nên không trọn vẹn.

Thành phố của Tết hội tụ

Tết ở Sài Gòn vừa quen vừa lạ bởi nhiều sắc thái, phong vị hỗn hợp, tạo nên những màu sắc phong phú, đa dạng không nơi nào ở Việt Nam có được.

Người Sài Gòn thường nói "ăn" rồi mới "chơi". Có ăn no, ăn ngon, ăn thỏa thuê, thưởng thức đủ mỹ vị nhân gian, cho vừa ý cái bụng, mới có sức để chơi.

Ăn Tết ở Sài Gòn là một khám phá lý thú về ẩm thực. Bởi không cần phải mất nhiều công sức đi đâu xa, chỉ cần dạo chợ mua mua sắm sắm chút ít, là có thể mang nhiều hương vị Tết của các vùng miền về nhà.

Ở hầu hết những ngôi chợ truyền thống lẫn siêu thị, những mặt hàng dành để "ăn" Tết đều hiện diện những đặc sản của ba miền Bắc - Trung - Nam. Từ những vật phẩm thuộc hàng "bát trân" quý hiếm đến những vật phẩm nhỏ bé khiêm nhường như cọng rau thơm, cũng thuộc hàng "tuyển" có danh có tiếng.

Chưa kể những vật phẩm có nguồn gốc từ Âu Mỹ cũng tràn ngập trong các chợ, mang hương vị "toàn cầu" cho cái Tết của người Sài Gòn thêm hương thêm hoa xứ lạ.

Ngoài những tập quán truyền thống cơ bản của ba ngày Tết: "Mồng Một tết Cha, Mồng Hai tết Mẹ, Mồng Ba tết Thầy", thì những ngày được nghỉ Tết là dịp để người Sài Gòn vui chơi, mang tính "hội nhập" rất rõ...

Không còn là những cuộc "du" xuân trong phạm vi thành phố ở mấy công viên, vườn hoa, hay tụ tập ăn uống. Mà người Sài Gòn từ nhiều năm nay còn "du" xuân xa hơn, đi du lịch trong nước, nước ngoài.

Dù vậy, nếu là khách của Sài Gòn, khi đến thành phố vào dịp Tết Nguyên Đán, không khi nào khách cảm thấy buồn. Cho dù người Sài Gòn kéo nhau đi "du" xuân phương xa, hay những người nhập cư tạm thời về quê ăn Tết, thì lượng khách ở các tỉnh thành khắp ba miền đổ về, cùng những vị khách "ngoại" vẫn làm Sài Gòn đông đúc, nhộn nhịp.

Những công viên, hội hoa xuân hay đường hoa Nguyễn Huệ vẫn tấp nập. Những hàng quán từ cấp 5 sao đến vỉa hè vẫn lung linh đèn và chen chúc người ngồi chật, vừa ngắm phố, vừa nhâm nhi thưởng thức những món ngon hội tụ.

Nhưng nói đến Tết Sài Gòn, không thể không nói đến một nét Tết rất riêng biệt mà đã từ 38 mùa xuân tới nay trở thành "tục lệ" không thể thiếu.

Như một thông lệ, vào đêm giao thừa, rất nhiều hoa được đặt trang trọng ngay tại Đài Tưởng niệm. Những ngày giáp Tết, trong cái nhộn nhịp của những người đi sắm Tết, có một dòng người, là những cựu chiến binh, tóc bạc, ngực mang đầy huân chương, nụ cười phảng phất, ánh mắt chợt vui chợt buồn, họ tay bắt mặt mừng, gặp nhau trong các buổi họp mặt truyền thống.

Với họ xuân về Tết đến, là một khoảng lặng để nhớ đến đồng đội. Trong nụ cười của họ vì còn được gặp nhau, có ánh mắt rưng rưng nhớ lại những người đồng đội đã nằm lại vĩnh viễn, cho hoà bình nảy lộc, đâm chồi.

Và vì thế, mỗi khi giai điệu của ca khúc Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) trong trẻo cất lên, là xuân và Tết đến trên mọi nẻo đường góc phố của Sài Gòn - TP. HCM, làm nên một góc Tết Việt khó quên của người thành phố và du khách bốn phương.


Hoài Hương

Nguồn: Tuần Việt Nam

Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:
X

Sài Gòn - Một góc Tết Việt

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến  
TIN - BÀI KHÁC   300 đề mục mới nhất:
  10 bài hát dành tặng phái đẹp nhân 8-3
  Tổng cục Du lịch quảng bá cho du lịch Trung Quốc? | Trung Hiếu
  Đưa thiên nhiên vào giáo dục | Lạc Lâm
  10 bài học dành cho bố | Kim Kim
  Tiền nhân, sử quan và trách nhiệm lịch sử | Đinh Thế Hưng
  Đừng bắt con chúng tôi làm anh hùng nhí! | Hoàng Hường
  Đại diện Toà Bạch Ốc và Liên hội Á kiều Chicago trao giải thưởng Công tác Cộng đồng Ưu tú cho một Tiến sĩ người Việt
  Computer Trung Quốc - Một đại hoạ cho nhân loại!
  Định nghĩa lại "văn hoá đọc" | Quý Yên
  Phút dừng chân | Lm. Giuse Hoàng Kim Toan
  Năm mới nói chuyện 'chính trị' | NCS Đặng Văn Huấn
  Thế giới mạng và sinh mạng thứ hai | Nguyên Anh
  Leonardo da Vinci - Bữa Tiệc Ly | Jos. Tú Nạc, NMS
  Leonardo da Vinci - Nhân vật thời Phục hưng | Jos. Tú Nạc, NMS
  Ngày Tết nói chuyện tuổi già | Trần Vinh Dự
  Cười để vượt... khủng hoảng
  Chiều nào của tình yêu | Duyên Trường
  Thế giới tràn ngập tình yêu trong ngày Lễ Tình Nhân
  Điều gì tạo nên một chuyện tình bất hủ? | Jos. Tú Nạc, NMS
  Trong câu chuyện ngày Xuân | Nguyễn Vĩnh Nguyên
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 3-2013
Ý Chung
Cầu cho con người thêm tôn trọng thiên nhiên khi ý thức rằng toàn thể công trình tạo dựng của Chúa đã được trao phó cho mình.
Ý Truyền Giáo
Cầu cho các giám mục, linh mục và phó tế được nhiệt tâm loan báo Tin Mừng đến khắp cùng trái đất.
Xem tin - bài theo ngày
  « Tháng Ba 2013 »  
CN Hai Ba Năm Sáu Bảy
24 25 26 27 28 1 2
3 4 5 6 7 8 9
10 11 12 13 14 15 16
17 18 19 20 21 22 23
24 25 26 27 28 29 30
31 1 2 3 4 5 6
Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Media Online
Giã từ
Nghĩa vụ và cuộc sống
Xuân đến
5 triệu con chim bay về Roma vào các buổi tối mùa đông
Dâng lễ Ngày Xuân
Xuân và vũ điện Slowrock
Xuân mới về
Thế giới tưng bừng đón Năm mới 2013
Thế giới đón Năm mới 2013
Đêm Hoan Ca Mừng Chúa Giáng Sinh tại GP. Kontum (1)
    Cuộc sống là thứ quan trọng nhất
    Trở về
    Chiếc bình nứt
    Một câu nói dịu dàng
    Điểm sáng sau thất bại
    Một ly sữa
    Huân chương và đồ chơi
    Sự nhầm lẫn ý nghĩa
    Cây lộc vừng
    Bạn đồng hành
    Bí quyết để có niềm vui
    Cậu bé thông minh
    Sự bình yên
    Hoa hồng tặng mẹ
    Lời hứa
    Sức mạnh của niềm tin
    Báu vật tiềm ẩn
    Lời nhắn gửi muộn màng
    Đoá hoa tình yêu
    Đôi mắt của mẹ
    Sự sẻ chia đáng quý
    Hãy là chính mình
    Cho và nhận
    Sức mạnh của niềm tin
    Lòng nhân ái thực sự
    Biểu giá cho tình mẹ
    Lời hứa
    Người quan trọng nhất trong cuộc đời bạn
    Cậu bé thông minh
    Con vẹt xanh
CHƯƠNG TRÌNH VIỆT NGỮ
RADIO VERITAS: Chân Lý Á Châu'
H2O NEWS
THĂM DÒ Ý KIẾN
Ngày 11-2-2013, ĐGH tuyên bố thoái vị và Tòa Thánh Phêrô sẽ trống tòa từ ngày 28-2-2013 cho đến khi có Giáo hoàng mới.




Xem thời tiết
People Online Thành viên online:
Visitors Nối kết trực tuyến: 719
Members RSS Feeders: 150
Total Users Tổng cộng: 869
  BBT: Offline
Last 7 days: 70.174
Số lượt truy cập:
6.651.319
Đang sử dụng: Unknown
Version: 0
Từ Điển Online:     

Everything Meaning To You

Email: [email protected]

Website: emty.org

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@