Cuộc đời bạn đang sống sẽ sớm qua đi nhưng những việc làm vì tình yêu của bạn sẽ sống mãi mãi.
EMTY.ORG - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 271
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 771
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 897
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 12003
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 16127
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 874
  • ♥ Video: 946
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô Facebook NewsFeed -
TIN TỨC - SỰ KIỆN > Giáo Hội Việt Nam
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 06/03/2013 2:39:11 SA)
A  A  A
Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc?
Một hôm cháu thắc mắc với tôi: “Dì ơi, sao lá cờ trong sách này không giống cờ nước mình?”. Tôi mở ra xem và rất bất ngờ: đó là cờ Trung Quốc”.


Trang 16 cuốn sách Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ dành cho các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 của NXB Dân Trí đăng cờ của Trung Quốc. - Ảnh: THUẬN THẮNG


Cổng trường có cắm cờ đỏ nhưng không phải cờ Việt Nam trong trang 16 của cuốn sách Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ. - Ảnh: CHÂU ANH



Bìa cuốn sách của NXB Dân Trí

“Trước đó, chị gái tôi mua cho cháu tôi bộ sách dành cho học sinh vào lớp 1 có nhan đề Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ của Nhà Xuất bản Dân Trí.

Ðó là phản ảnh của một bạn đọc là học sinh lớp 10 Trường Trung học Thực hành, ÐH Sư phạm TP.HCM. "Thật không thể hiểu nổi một cuốn sách được quảng cáo ngay từ trang bìa là: "Giáo sư ở các trường danh tiếng giới thiệu bộ sách dành tặng các em nhỏ chuẩn bị bước vào lớp 1" mà lại có sự nhầm lẫn tệ hại như thế", bạn đọc viết.

Xem kỹ, chúng tôi thấy cuốn sách được trình bày khá bắt mắt, trang 4 có ghi "Nhiều tác giả" chứ không công bố cụ thể tác giả nào, và "Chịu trách nhiệm xuất bản: Bùi Thị Hương. Liên kết xuất bản và phát hành tại: Công ty Văn hoá Hương Thuỷ".

Ở trang 5 có phần "Lời giới thiệu": "Nối tiếp giai đoạn mầm non là vấn đề khó khăn đối với cả cha mẹ và con trẻ. Bộ sách Chuẩn bị toàn diện cho trẻ bước vào lớp 1 là bộ sách giới thiệu các kiến thức trên nhiều phương diện cần thiết cho trẻ bước vào giai đoạn tiểu học [...]. Cuốn sách được biên tập dựa trên chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD-ÐT cùng với những vấn đề trẻ gặp phải trong cuộc sống hằng ngày [...]".

Trang 16 của cuốn a là trang dành cho bé tập kể chuyện với câu hỏi: "Trong tranh đã xảy ra chuyện gì nhỉ? Bé quan sát kỹ tranh, sau đó căn cứ vào nội dung trong tranh kể cho mọi người nghe một câu chuyện nhé". Phía dưới là bức tranh vẽ một em bé và một người phụ nữ đang đứng trước ngôi trường học. Ðiều đáng nói là trên cổng trường có cắm cờ đỏ nhưng không phải cờ Việt Nam mà lại là cờ Trung Quốc (tranh vẽ rất rõ nét, có lẽ vì vậy nên em bé 5 tuổi cũng phát hiện "không phải cờ nước mình"). Khi chúng tôi đưa bức tranh trong sách cho một em học sinh tiểu học xem, kèm câu hỏi "đã xảy ra chuyện gì nhỉ", em cũng thốt lên: "Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc?".

Bà Bùi Thị Hương - Giám đốc NXB Dân Trí - khẳng định ngay: "Ðây là sách dịch, mua bản quyền của đối tác nước ngoài". Sau khi làm việc với Công ty Văn hoá Hương Thuỷ chiều 4-3, bà Hương trao đổi lại: "Chúng tôi đã kiểm tra hợp đồng bản quyền thì thấy các điều khoản trong đó rất chặt chẽ, đơn vị phát hành sách phải giữ nguyên xi nội dung gồm phần chữ và hình ảnh như bản gốc, không được phép thay đổi".

Bà Hương cũng cho biết bộ sách trên được biên soạn theo chương trình giáo dục của Trung Quốc. "Hình ảnh trong sách là hình ảnh trường của Trung Quốc thì phải treo cờ Trung Quốc chứ không thể treo cờ Việt Nam được. Tôi thấy nội dung và hình ảnh rất bình thường, không có gì nặng nề" - bà Hương nói.

Về lời giới thiệu "Biên soạn dựa trên chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD-ÐT", bà Hương phân trần: "Khi đối tác gửi file mềm nội dung bộ sách cho chúng tôi thì không có lời giới thiệu như thế. Có lẽ công ty phát hành đã đưa thêm lời giới thiệu này để dễ bán sách". Bà Hương cũng thừa nhận cách giới thiệu cùng với việc không chú giải rõ ràng việc mua bản quyền của Trung Quốc trên bìa sách khiến người mua nhầm tưởng là sách Việt Nam.

Nhưng khi trả lời về việc phải giải quyết thế nào với sự lập lờ gây hiểu nhầm này, bà Hương vẫn khẳng định "đó là bộ sách có nội dung tốt, nó chỉ "lằng nhằng" ở lời giới thiệu. Nên nếu có ý kiến yêu cầu sửa thì chúng tôi sẽ đề nghị đối tác sửa. Nhưng chắc sẽ không thể sửa nội dung sách, không thể thay cờ Trung Quốc thành cờ Việt Nam bởi như thế là vi phạm hợp đồng".

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, ông Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, cơ quan chủ quản của NXB Dân Trí - cho biết: "Tuy tôi chưa xem cuốn sách đó, nhưng tôi thấy một cuốn sách được ghi rõ là biên soạn cho trẻ em Việt Nam, theo chương trình giáo dục Việt Nam thì nội dung, hình ảnh phải phù hợp với trẻ em Việt Nam, và trong hình ảnh ngôi trường không thể vẽ cờ Trung Quốc".

Sau khi nhận được thông tin và tiếp cận với nội dung cuốn sách trên, bà Ngô Thị Hợp - phụ trách Vụ GD Mầm non Bộ GD-ÐT - nói: "Chúng tôi không biết về cuốn sách này vì NXB Dân Trí không trao đổi hay hỏi ý kiến chúng tôi. Vì vậy, NXB Dân Trí phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung, hình thức của cuốn sách".


* Ông Nguyễn Minh Khang (phó giám đốc NXB Giáo Dục):

Sách dịch phải chọn lựa rất kỹ

NXB Giáo dục hằng năm cũng có nhiều đầu sách dịch phải mua bản quyền của nước ngoài. Nhưng chúng tôi phải chọn lựa rất kỹ, sách dịch cung cấp cho bạn đọc Việt Nam nói chung và học sinh Việt Nam nói riêng phải có nội dung, hình ảnh không trái với quy định pháp luật và thuần phong mỹ tục Việt Nam, không nói sai về lịch sử, địa lý Việt Nam...

Trong hợp đồng mua bản quyền với nước ngoài, nếu thấy cần thiết chúng tôi cũng có thể trao đổi thỏa thuận với đối tác để điều chỉnh nội dung, hình ảnh phù hợp với đối tượng bạn đọc Việt Nam. Cụ thể, chúng tôi từng hợp tác với một số đối tác nước ngoài để phát hành sách tiếng Anh cho trẻ em Việt Nam, những hình ảnh phong cảnh, con người, trường học trong sách cũng được điều chỉnh phù hợp với học sinh Việt Nam.

Nếu chúng ta trao đổi kỹ thì đối tác cũng không cứng nhắc trong việc bắt ta phải in nguyên xi như bản gốc. Hơn nữa, nếu là sách dịch nguyên gốc thì bìa sách phải nói rõ nguồn gốc. Còn nếu là sách biên soạn dựa theo chương trình giáo dục Việt Nam thì không thể vẽ trường học treo cờ nước khác.

* ThS Nguyễn Thị Kim Thanh (nguyên trưởng phòng giáo dục mầm non Sở GD-ÐT TP.HCM):

Không thể chấp nhận

Việc này xảy ra có lẽ do khâu kiểm duyệt chưa cẩn thận và chặt chẽ. Nhưng dù vì lý do nào thì cũng không thể chấp nhận được. Trong chương trình giáo dục mầm non 5 tuổi, học sinh đã được học về đất nước, về lá cờ Việt Nam, rằng ngôi trường của em thì cắm cờ Tổ quốc Việt Nam. Lứa tuổi này rất nhạy cảm. Về mặt tâm lý, khi đứa trẻ được ăn một món ngon nào đó hồi nhỏ thì bé sẽ nhớ mãi đến khi lớn. Tương tự, những hình ảnh quen thuộc từ thời thơ ấu cũng sẽ in sâu trong trí nhớ.

Cuốn sách trên phải được chỉnh sửa cho đúng, cho trẻ em Việt Nam hiểu rằng: cờ Tổ quốc chỉ có một mà thôi. Những nội dung gì thuộc về đất nước, về Tổ quốc bắt buộc phải chính xác chứ không phải là chuyện cổ tích mà tưởng tượng, hư cấu.



 

Không chỉ cờ Trung Quốc, còn nhiều chuyện khác

(TTO) - Tiếp theo bài báo Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc?, bạn đọc đã chia sẻ thêm những tình huống mà mình gặp phải cũng với kiểu làm sách dễ dãi, cẩu thả tương tự.

Tranh xe cứu hoả dành cho bé tô màu với số cửu hoả 119 của Trung Quốc. - Ảnh: Thành Thơ

Nhiều trường hợp khác từ sách thiếu nhi được dịch từ sách Trung Quốc mà không kiểm soát kỹ nội dung cũng được nhiều bạn đọc - phụ huynh chia sẻ.

* Đọc qua bài "Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc?", tôi xin gửi tiếp một quyển sách khác của Nhà Xuất bản Thời Đại cũng có nội dung chủ yếu về Trung Quốc. Quyển sách này tôi mua vào năm 2012 ở một nhà sách tại Cần Thơ. Đó là quyển Bé tô màu nói về phương tiện giao thông. Quyển sách có 20 trang nội dung, trang 15 có hình xe cứu hoả nhưng trên xe lại có số 119. 119 có phải là số điện thoại của lực lượng phòng cháy chữa cháy ở Việt Nam?

Ngoài ra, trang 18 có hình "Chiếc phà" nhưng lại giống chiếc du thuyền 5 sao. Tôi ở Cần Thơ, đã từng đi rất nhiều phà (phà Cần Thơ, phà Mỹ Thuận, phà Rạch Miễu, phà Vàm Cống, phà Cổ Chiên,...) nhưng chưa thấy có chiếc phà nào đẹp đến vậy. Bên cạnh đó, việc sử dụng dấu câu (dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm,...) rất tùy tiện, thể hiện sự yếu kém trong ngữ pháp và cẩu thả của tác giả trong việc sử dụng các dấu này.

Nguyễn Thành Thơ (Phong Điền, TP Cần Thơ)

* Đọc bài "Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc?", tôi chợt nhớ chuyện xảy ra cách đây 3 năm, khi con tôi còn học lớp lá ở một trường mẫu giáo. Một hôm, lúc tôi đưa cháu tới trường, cô hiệu trưởng đến gặp tôi và giới thiệu có một bộ sách hay lắm gồm vẽ, luyện trí thông minh, giá 60.000đ.

Tôi đã mua bộ sách, một mặt sợ mất lòng cô, mặt khác nghĩ với giá đó mà có được bốn cuốn cho bé đọc thêm cũng không phải quá cao. (Trước đó, tất cả sách, truyện các con tôi đọc đều do tôi mua có chọn lọc, đọc qua để loại trừ nội dung không phù hợp với trẻ). Với bộ sách nhà trường kêu gọi mua ủng hộ này, tôi quên đọc trước cho đến khi trông thấy con xem một quyển sách vuông nhỏ khoảng 20x20 cm, màu sác sặc sỡ.

Càng đọc tôi càng tức giận. Trong sách hơn phân nửa nội dung là đề cập đến phong tục, tập quán của Trung Quốc, có các câu hỏi như "Sông nào dài nhất thế giới?", "Núi nào cao nhất thế giới?" và câu trả lời toàn là "...của/ ở Trung Quốc". Tôi phải giải thích cho bé, đây không phải là sách dành cho con, cho trẻ em Việt Nam. Dù con tôi còn bé không hẳn hiểu hết những gì tôi nói nhưng khi nghe giải thích, cháu rất sẵn sàng cho tôi xé và đốt bỏ.

Tôi giận nhà trường đã không xem kỹ nội dung sách, chỉ biết hưởng hoa hồng (?). Tôi giận những người làm sách. Phải chăng vì giá bản quyền quá rẻ mà ta cần phải dịch cho con cháu chúng ta những nội dung chủ ý đề cao (người, sự vật, hiện tượng...) của Trung Quốc đến vậy? Vai trò, trách nhiệm nhà quản lý, nhà xuất bản ở đâu để những sản phẩm như vậy lưu hành?

Ngô Thị Nhật Quỳ (nhatquy75@...)



Nguồn: TTO

Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:
X

Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc?

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến  
TIN - BÀI KHÁC   300 đề mục mới nhất:
  Thu hồi sách vẽ cờ Trung Quốc chưa phải là cách giải quyết tận gốc
  Các nhà phê bình tấn công dồn dập Chính phủ Việt Nam trong cuộc tranh luận hiếm thấy
  Thời gian góp ý kiến Hiến pháp được kéo dài thêm 6 tháng
  Hoa Kỳ vinh danh Blogger Tạ Phong Tần
  Đại diện Toà Thánh thăm giáo dân ở tỉnh Lai Châu
  G.B. Dương Quyết Thắng Vietnam’s Got Talent: Vượt lên số phận | Peter Dũng
  Giáo sư Tương lai nói Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phải xin lỗi nhân dân
  Chợ bán 'thần Chết' ở Sài Gòn | Duy Chiến
  Thư của HĐGM Việt Nam nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp | BTV. HĐGMVN
  ĐTC Bênêđictô XVI bổ nhiệm ĐÔ. Giuse Đinh Đức Đạo làm GM. Phụ tá GP. Xuân Lộc | Linh Tiến Khải
  Giới thiệu sách "Công lý và Hoà bình trên Biển Đông"
  Phóng viên bị sa thải vì viết blog phản đối Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
  Thánh lễ Đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nguyện đường Đan viện Châu Thuỷ | Lm. Tôma Nguyễn Văn Hiệp
  ĐTC Bênêđictô XVI: Người của Thiên Chúa dành riêng cho Hội Thánh | Vũ, S.J.
  Cáo phó: Ông cố Phaolô Đặng Đức Vượng, thân phụ ĐC. Giuse Đặng Đức Ngân, qua đời
  Âm mưu thâm độc của Trung Quốc trong những món hàng nhỏ
  Việt Nam cản trở các hoạt động tưởng niệm cuộc chiến Việt-Trung | Trà Mi
  Thư của Đức TGM Chủ tịch HĐGM Việt Nam kính gửi ĐTC Bênêđictô XVI | TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
  Tín hữu Công giáo Việt Nam 'cảm phục sự can đảm' của Đức Giáo hoàng
  Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI từ nhiệm: Tâm tình của Dân Chúa tại Việt Nam | Gm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 3-2013
Ý Chung
Cầu cho con người thêm tôn trọng thiên nhiên khi ý thức rằng toàn thể công trình tạo dựng của Chúa đã được trao phó cho mình.
Ý Truyền Giáo
Cầu cho các giám mục, linh mục và phó tế được nhiệt tâm loan báo Tin Mừng đến khắp cùng trái đất.
Xem tin - bài theo ngày
  « Tháng Ba 2013 »  
CN Hai Ba Năm Sáu Bảy
24 25 26 27 28 1 2
3 4 5 6 7 8 9
10 11 12 13 14 15 16
17 18 19 20 21 22 23
24 25 26 27 28 29 30
31 1 2 3 4 5 6
Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Media Online
Giã từ
Nghĩa vụ và cuộc sống
Xuân đến
5 triệu con chim bay về Roma vào các buổi tối mùa đông
Dâng lễ Ngày Xuân
Xuân và vũ điện Slowrock
Xuân mới về
Thế giới tưng bừng đón Năm mới 2013
Thế giới đón Năm mới 2013
Đêm Hoan Ca Mừng Chúa Giáng Sinh tại GP. Kontum (1)
    Cuộc sống là thứ quan trọng nhất
    Trở về
    Một câu nói dịu dàng
    Điểm sáng sau thất bại
    Một ly sữa
    Huân chương và đồ chơi
    Sự nhầm lẫn ý nghĩa
    Cây lộc vừng
    Ba người thầy vĩ đại
    Bạn đồng hành
    Bí quyết để có niềm vui
    Cậu bé thông minh
    Sự bình yên
    Hoa hồng tặng mẹ
    Lời hứa
    Sức mạnh của niềm tin
    Báu vật tiềm ẩn
    Lời nhắn gửi muộn màng
    Đoá hoa tình yêu
    Đôi mắt của mẹ
    Sự sẻ chia đáng quý
    Hãy là chính mình
    Cho và nhận
    Sức mạnh của niềm tin
    Lòng nhân ái thực sự
    Biểu giá cho tình mẹ
    Lời hứa
    Người quan trọng nhất trong cuộc đời bạn
    Cậu bé thông minh
    Con vẹt xanh
CHƯƠNG TRÌNH VIỆT NGỮ
RADIO VERITAS: Chân Lý Á Châu'
H2O NEWS
THĂM DÒ Ý KIẾN
Ngày 11-2-2013, ĐGH tuyên bố thoái vị và Tòa Thánh Phêrô sẽ trống tòa từ ngày 28-2-2013 cho đến khi có Giáo hoàng mới.




Xem thời tiết
People Online Thành viên online:
Visitors Nối kết trực tuyến: 758
Members RSS Feeders: 169
Total Users Tổng cộng: 927
  BBT: Offline
Last 7 days: 70.174
Số lượt truy cập:
6.651.246
Đang sử dụng: Unknown
Version: 0
Từ Điển Online:     

Everything Meaning To You

Email: [email protected]

Website: emty.org

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@