Thứ Sáu, ngày 07 tháng 10 năm 2011 Facebook NewsFeed -
KỸ NĂNG SỐNG
ĐỂ NHẬN RA TIẾNG CHÚA
A  A  A
(Cập nhật: 14/09/2011 - 14:20:28)

Để nhn ra tiếng Chúa

Đừng cứ thần khí nào cũng tin, nhưng hãy cân nhắc các thần khí xem có phải bởi Thiên Chúa hay không!” (1 Ga 4,1).

Khi một ý nghĩ xuất hiện trong tâm trí, làm thế nào tôi biết được liệu nó có phải từ Chúa không? Làm thế nào tôi biết đó không phải ý muốn của riêng tôi hoặc thậm chí là lời dối trá từ Satan? Câu trả lời rõ ràng trong 1 Ga 4,1 - tôi phải cân nhắc để làm rõ.

Tôi muốn chia sẻ với bạn những cách dựa vào Kinh Thánh để cân nhắc một ý nghĩ và xem đó có phải xuất phát từ Chúa không.

---------------------------

Cân nhắc đầu tiên

Cân nhắc đầu tiên chính là hỏi câu hỏi: “Liệu nó có phù hợp với Kinh Thánh không?

Chúa sẽ không bao giờ mâu thuẫn với Lời Ngài đã được viết. Luca 21,33: “Trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu”. Những lẽ thật của Chúa không bao giờ thay đổi. Ngài sẽ nói với bạn một điều từ trong Kinh Thánh và rồi nói với bạn điều gì đó khác trong tư tưởng.

Và như trong Châm ngôn 12,19: “Lời ngay thật lưu tồn mãi mãi”. Ví dụ… có rất nhiều câu trong Châm ngôn nói rằng Chúa sẽ chúc lành cho công việc của bạn nến bạn chính trực, nếu bạn thành thật và công bằng trong mọi công việc. Vì thế, nếu bạn có một ý tưởng có thể kiếm nhiều tiền hơn và tăng lợi nhuận bởi sự thiếu trung thực, ý tưởng đó không xuất phát từ Chúa.

Điều chính yếu nhất trong ý định của Chúa dành cho cuộc sống của bạn nằm trong Lời của Ngài… Lẽ thật của Chúa không bao giờ thay đổi. Nếu bạn muốn biết tiếng của Chúa… bạn cần đọc Kinh Thánh. Bạn cần ghi nhớ, nghiên cứu và suy gẫm Kinh Thánh.

Cân nhắc thứ hai

Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Giêsu” (Pl 2,5).

Mục đích của Chúa trong cuộc sống của bạn chính là làm bạn nên giống Chúa Giêsu. Ngài chính là chuẩn mực cho cuộc sống của bạn, trong cách bạn nghĩ, hành động, cảm nhận và nói. Đó là lý do tại sao điều cân nhắc thứ hai xem xét xem liệu một ý nghĩ đó có phải xuất phát từ Chúa hay không chính là hỏi câu hỏi này: Điều đó có làm tôi nên giống Chúa Giêsu hơn không?

Chúa không bao giờ nói với bạn điều gì đó… khiến bạn làm điều không giống như Chúa Giêsu. Nếu điều bạn làm không giống như Chúa Giêsu, hãy tin tôi, ý tưởng bạn nhận được không phải từ Chúa.

Giống Chúa Giêsu là thế nào?” Thư Giacôbê cho chúng ta biết cụ thể để chúng ta có được thước đo để cân nhắc ý tưởng: “Nếu trong lòng anh em có sự ghen tương, chua chát và tranh chấp… đó là sự khôn ngoan của ma quỷ. Đức khôn ngoan Chúa ban làm cho con người trở nên trước là thanh khiết, sau là hiếu hoà, khoan dung, mềm dẻo, đầy từ bi, không thiên vị, cũng chẳng giả hình” (Gc 3,14-17).

Trước hết, đoạn này cho chúng ta biết điều không phải là sự khôn ngoan do Chúa ban: đó chính là ghen tương, chua chát và tranh chấp.

Những câu trong đoạn trên đưa ra cho chúng ta 7 điều để cân nhắc xem liệu một ý tưởng xuất hiện trong tâm trí có phải xuất phát từ Chúa không.

* Nó có thanh khiết không? Nếu một ý tưởng nào đó không thanh khiết, Chúa sẽ không ban nó cho bạn.

* Nó có hiếu hoà không? Nếu một ý tưởng xuất phát từ Chúa, nó sẽ dẫn đến sự thuận hoà và hoà giải, không xung đột.

* Nó có khoan dung không? Bất cứ ý tưởng nào làm tổn thương hoặc tổn hại ai đó, cho dù nó có lợi cho bạn, đều không phát xuất từ Chúa bởi vì Ngài quan tâm đến ảnh hưởng của nó đến những người khác.

* Nó có mềm dẻo không? Nếu một ý tưởng phát xuất từ Chúa, bạn phải để những người khác cân nhắc nó, hãy hỏi suy nghĩ của họ. Nếu bạn chần chừ và cảm thấy không thích để người người khác xem xét ý tưởng của mình, như thế nó không phát xuất từ Chúa, bởi nó khiến bạn không chấp thuận phản hồi của người khác.

* Nó có đầy từ bi không? Một ý nghĩ đến từ Chúa sẽ làm bạn độ lượng hơn và biết tha thứ hơn. Nó không làm cho bạn trở nên hay phán xét hoặc chỉ trích.

* Nó có không thiên vị và không giả hình không? Khi bạn có được một ý tưởng đến từ Chúa, bạn không dùng nó để điều khiển người khác làm theo cách của bạn.

* Bất cứ ý tưởng nào khuyến khích bảy đức tính này trong cuộc sống của bạn chính là ý tưởng làm bạn trở nên giống Chúa Giê-su hơn.

Cân nhắc thứ ba

Ý định của Chúa chính là nhờ Giáo Hội, mọi quyền năng thượng giới được biết sự khôn ngoan thiên hình vạn trạng của Chúa” (Ep 3,10).

Chúa không muốn bất cứ ai trải qua cuộc sống cách đơn độc. Ngài dựng nên chúng ta trong mối quan hệ với những người khác. Vì thế khi nghe tiếng Chúa, bạn cũng cần lắng nghe những người xung quanh. Bạn cần… một nhóm nhỏ xác nhận giúp bạn liệu những gì bạn cho rằng Chúa muốn bạn làm có phải là thật hay không. Đây là câu hỏi cho cân nhắc thứ ba: Có ai có thể xác nhận những gì tôi tin là Chúa đang nói với tôi không?

Nếu Chúa thật sự nói với bạn, Ngài sẽ xác nhận thông qua những tín hữu trưởng thành khác. Ý nghĩ phải tự làm mọi việc không phải đến từ Chúa. Ngài muốn chúng ta chia sẻ ý tưởng với người khác để có được sự xác nhận và lắng nghe những phản hồi của họ.

Lý do Chúa bảo chúng ta tìm lời khuyên là bởi vì Ngài không muốn chúng ta làm quá nhiều việc. Sách Châm ngôn viết: “Bậc chính nhân nhờ tri thức mà được cứu thoát” (Cn 11,9).

Lời khuyên từ những tín hữu trưởng thành có thể giúp bạn không bị mất thời gian làm những việc sai trái. Nó có thể giúp bạn tránh được lãng phí tiền bạc. Nó có thể bảo vệ danh tiếng của bạn. Nó có thể giúp bạn tránh phạm sai lầm.

Một trong những nguyên nhân chính mà mọi người làm cho cuộc sống của họ rối tung chính bởi vì họ không có được những người bạn thánh thiện để cho họ những ý kiến. Đó là lý do tại sao việc tham gia vào trong một nhóm những tín hữu, những người có trách nhiệm coi sóc bạn và cho bạn lời khuyên là rất quan trọng.

Kinh Thánh nói: “Nhiều cố vấn, đất nước được an ninh” (Cn 11,14b).

Cân nhắc thứ tư

Chúng ta là tác phẩm của Chúa, chúng ta được dựng nên trong Đức Giêsu, để sống mà thực hiện công trình tốt đẹp Chúa đã chuẩn bị cho chúng ta” (Ep 2,10).

Cân nhắc thứ tư nhằm xác nhận có phải một lời đến từ Chúa không chính là tự hỏi bản thân: Nó có đúng với cách Chúa dựng nên tôi không?

Rất nhiều người uổng phí hàng triệu đôla để chạy theo những ý nghĩ viễn vông, bắt đầu công việc kinh doanh và thực hiện những kế hoạch vốn không thuộc sở trường của họ. “Thiên Chúa ban cho mỗi người đặc sủng khác nhau” (Rm 12,6), vì thế hãy hỏi bản thân: Đâu là điều tôi thích làm mà chính là đặc sủng của tôi? Hãy chú ý tôi không chỉ nói: Đâu là điều tôi thích làm?

Bạn phát hiện ra rất nhiều ý Chúa chỉ đơn giản thông qua việc nhìn những gì bạn làm tốt.

Cân nhắc thứ năm

Tất cả chúng ta sẽ bị xét đoán vào một ngày nào đó, không phải bởi những chuẩn mực của ai khác, hay thậm chí của chính chúng ta, nhưng bởi sự phán xét của Chúa… Mỗi người chúng ta sẽ phải trả lời về chính mình trước mặt Chúa” (Rm 14,10).

Nếu điều gì đó không phải là trách nhiệm của bạn, tại sao Chúa lại nói cho bạn nghe? Chẳng phải Ngài sẽ nói trực tiếp với người có liên quan sao? Đây chính là cân nhắc thứ năm khi bạn tự hỏi liệu một ý tưởng hoặc một ý nghĩ bạn có được có phải từ Chúa không: Nó có liên quan đến trách nhiệm của bạn không?

Trong Ga 21, khi Chúa Giêsu nói cho Phêrô biết ông sẽ phải chết cách nào, phản ứng của Phêrô là liếc nhìn sang Gioan, người đứng gần bên cạnh, và hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, còn anh này thì sao?” (Ga 21,21). Phêrô đã không hài lòng với việc Chúa nói với ông điều sẽ xảy ra trong cuộc sống của ông; ông còn muốn biết về tương lai của Gioan.

Chúa Giêsu đáp lại: “Giả như Thầy muốn anh ấy ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh? Phần anh, hãy theo Thầy” (Ga 21,22).

Việc gì đến anh?” Kay, vợ tôi, gọi đó là một nguyên lý HÓM HỈNH. Chúng ta để cho bản thân mình lâm vào quá nhiều khó khăn khi chúng ta so sánh bản thân với người khác. Nhưng khi chúng ta hành động như thế, Chúa nói: “Việc gì đến con?”. Ngài muốn bạn chú tâm đến việc theo Ngài, không phải bận tâm đến người khác.

Tất cả những tín hữu phải nối kết trực tiếp với Chúa. Có bao giờ Chúa nói với một người thông qua một người khác không? Lẽ dĩ nhiên có. Nhưng có 3 điều chỉ dẫn bạn cần phải tuân theo nếu bạn cảm thấy Chúa đang dùng bạn để nói với ai đó.

1. Hãy kiên nhẫn và cầu nguyện. Hãy cho Chúa cơ hội để nói trực tiếp với người đó.

2. Thiên Chúa sẽ dùng bạn để xác nhận trong cuộc sống của một người khác điều Ngài đã nói với bạn. Vì thế, khi bạn chia sẻ với ai đó, điều bạn nói không khiến họ quá ngạc nhiên.

3. Chúa thường dùng bạn khi bạn không nhận ra. Nếu Chúa nói với những người khác thông qua bạn, Ngài sẽ thường làm theo cách mà bạn thậm chí không nhận ra Chúa đang nói thông qua bạn. Nhưng người nhận thông điệp sẽ nhận ra sự thật.

Cân nhắc thứ sáu

Những ai ở trong Đức Giêsu thì không còn bị lên án nữa” (Rm 8,1).

Khi bạn có được một ý tưởng và tự hỏi liệu có phải đến từ Chúa không, câu hỏi thứ sáu bạn tự hỏi bản thân chính là: Điều này mang tính sửa dạy hay lên án? Nếu mang tính sửa dạy, vậy chính là đến từ Chúa, nhưng nếu mang tính lên án, như vậy là đến từ Satan.

Rất nhiều những tín hữu sống dưới sự lên án hoặc tội lỗi triền miên, và họ nghĩ ý nghĩ ấy đến từ Chúa. Nhưng không phải. Lên án đến từ Satan; còn sự sửa dạy đến từ Chúa.

Dưới đây là sự khác biệt giữa 2 điều: mục đích của việc sửa dạy là sửa bạn ở một vấn đề cụ thể nào đó để mang đến sự thay đổi nơi cuộc sống của bạn, và nó được thực hiện bởi tình yêu của Chúa.

Bởi vì Chúa yêu bạn, khi Ngài nhìn thấy một khía cạnh nào đó trong cuộc sống của bạn cần thay đổi - một mối quan hệ, một thói quen, một thái độ - Ngài sẽ thúc giục bạn và nói: “Con cần phải sửa chữa điều này vì nó không đúng trong cuộc sống của con”.

Mục đích của việc lên án là chỉ trích và làm cho bạn có cảm giác tội lỗi, thường theo cách mơ hồ. Nếu bạn từng có cảm giác tội lỗi nhưng không thể chỉ ra cụ thể, hoặc nếu bạn từng có cảm giác vô dụng, đó chính là sự lên án đến từ Satan.

Những ai ở trong Đức Giêsu thì không còn bị lên án nữa” (Rm 8,1): Chúa sẽ không bao giờ tấn công bạn; Ngài sẽ không bao giờ nói rằng bạn vô dụng hoặc không đáng yêu. Sự thật là Chúa nói: “Mọi kẻ Ta yêu mến, thì Ta răn bảo dạy dỗ. Vì vậy, hãy nhiệt thành và hối cải ăn năn” (Kh 3,19), tức là thay đổi tâm trí và thái độ.

Nhưng việc lên án là cách thức của Satan để làm cho bạn cảm thấy tệ hại hơn nữa. Nó thậm chí không biến mất cả sau khi đã xưng thú tội lỗi.

Thiên Chúa không hành động theo cách ấy. Trong hệ thống luật lệ của Chúa, Thần Khí sửa dạy những gì chúng ta làm sai trong cuộc sống và chúng ta thừa nhận nó. Chúa Giêsu đã chịu tội. Ngài đã gánh lấy hình phạt vì tội lỗi của chúng ta qua cái chết trên thập giá. Và chúng ta tự do để sống theo cách Chúa dựng nên chúng ta để sống. Đó chính là ân sủng của Chúa.

Cân nhắc thứ bảy

Bình an của Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Giêsu” (Pl 4,7).

Cân nhắc cuối cùng trong việc nhận ra tiếng Chúa chính là tự hỏi bản thân: “Tôi có cảm nhận được bình an của Chúa về ý nghĩ đó không?” Nếu bạn nghĩ mình nghe được tiếng Chúa, nó đúng theo Lời Chúa, bạn có được lời khuyên từ người khác và thông qua được những cân nhắc khác, nhưng bạn vẫn cảm thấy bối rối hoặc bất an, như thế chưa thông qua được cân nhắc thứ bảy.

Tại sao “Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa gây hỗn loạn” (1 Cr 14,33)? Vì thế, bạn đợi và kiên nhẫn cho đến khi cảm nhận được bình an của Chúa.

Chúa là Người Cha tuyệt hảo. Những bậc cha mẹ không muốn con cái của họ cảm thấy lo lắng hoặc bị áp lực khi họ yêu cầu chúng làm điều gì đó. Không, họ muốn con cái họ cảm thấy được động viên. Đó cũng chính là cách Thiên Chúa đối xử với bạn. Ngài không muốn bạn cảm thấy lo lắng trong bất cứ điều gì Ngài yêu cầu bạn làm.

Chỉ duy nhất cảm thấy áp lực khi bạn liên tục trả lời “không” với Chúa.

Satan muốn chúng ta cảm thấy bị ép buộc làm điều gì đó, nhưng Chúa không hành động theo cách như thế. Chúa muốn có được lòng trắc ẩn của chúng ta. Ngài chính là Vị Mục Tử muốn chăn dắt đàn chiên. Ngài không thúc ép nhưng hướng dẫn chúng ta. Và như con chiên, chúng ta cần lắng nghe tiếng Ngài.

Thư Philipphê diễn tả thái độ chúng ta nên có khi lắng nghe tiếng Chúa: “Đừng lo lắng gì cả. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện. Và bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Giêsu” (Pl 4,6-7).

Vấn đề không phải chỉ là nghe tiếng Chúa, nhưng còn phải đáp lại. Nghe thôi vẫn chưa đủ. Chúng ta còn cần phải hành động.

Kinh Thánh nói rằng Chúa nói với mọi người làm 3 điều: “Lắng nghe những bậc khôn ngoan; chú tâm vào những hiểu biết; giữ những lời ấy trong tâm khảm, và sẵn sàng nói hết ra ngoài miệng” (Cn 22,17).

Chúa nói với những ai lắng nghe Ngài, chú tâm và sau đó nói ra.

Thiên Ân dịch

 

[Số lần đọc 534]
 
ĐIỂM NỔI BẬT
Những con đường dẫn tới hạnh phúc
Tấm gương và niềm Danh dự
Quà tặng niềm vui
Con cần tình thương
Những niềm vui nhỏ
Ông quan toà
Những con đường dẫn tới hạnh phúc
Tấm gương và niềm Danh dự
Quà tặng niềm vui
Con cần tình thương
Những niềm vui nhỏ
Ông quan toà
LỜI CHÚA MỖI NGÀY

Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà” (Lc 1,28)

Xem tiếp
LỊCH PHỤNG VỤ

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 10-2011

Ý Chung
Cầu cho các bệnh nhân ở giai đoạn cuối: Xin cho các bệnh nhân ở giai đoạn cuối được niềm tin vào Thiên Chúa và tình yêu của anh chị em nâng đỡ trong cơn đau đớn.
Ý Truyền Giáo
Cầu cho Ngày Thế giới Truyền giáo: Xin cho việc cử hành Ngày Thế giới Truyền giáo gia tăng nơi Dân Chúa lòng hăng say loan báo Tin Mừng, đồng thời nâng đỡ hoạt động truyền giáo bằng lời cầu nguyện và sự giúp đỡ tài chính cho những Giáo Hội nghèo nhất.
Nhấn vào chuyên mục Media Online
Media Online
Thánh Maria Goretti (7-hết)
Lời Chúa mỗi ngày - Thứ sáu tuần 27 TN A
Lời Chúa mỗi ngày - Thứ năm tuần 27 TN A
Thánh Maria Goretti (6)
Thánh Maria Goretti (5)
Thánh Maria Goretti (4)
QUÀ TẶNG CUỘC SỐNG
Bài học của kiến
H2O NEWS
H2O NEWS
Radio Tin Vui Chúa Nhật 02-10-2011

THƯ VIỆN HÌNH ẢNH

Họp mặt CLB Đồng Xanh Thơ Xuân Lộc
Photo

Ảnh: PM. Cao Huy Hoàng

Thánh lễ cung hiến Nhà thờ Giáo xứ Mỹ Sơn, GP. Lạng Sơn
Thánh lễ An táng ĐC cố Giuse Trịnh Chính Trực
Những giây phút cuối đời của Đức cố GM Giuse Trịnh Chính Trực
Lễ làm phép viên đá xây dựng cơ sở Hội dòng MTG Xuân Lộc
Kỷ niệm 52 năm thành lập Giáo xứ Chính toà GP. Xuân Lộc

THẾ GIỚI ĐÓ ĐÂY

Myanmar vi phạm tự do tôn giáo
Báo The Irrawaddy cho biết rằng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã xác định Myanmar cùng với 7 nước khác là “các nước có sự quan tâm đặc biệt” về tự do tôn giáo. Các quốc gia đó là Myanmar, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Hàn, Ảrập Saudi, Sudan và Uzbekistan.... Xem tiếp

Trung Quốc: Tẩy não là vấn đề lớn nhất
Theo Bangkok Post, nhà văn Liao Yiwu (ảnh), người Trung Quốc (TQ), hiện ở Mỹ, phát biểu lần đầu tiên kể từ khi trốn khỏi TQ, nói rằng tội duy nhất của ông là phản đối việc tẩy não.... Xem tiếp

Ảrập có cho tự do tôn giáo?
Trên thế giới, có sự ủng hộ và khen ngợi Arab Spring (Mùa xuân Ảrập). Một số người từ lâu vẫn ủng hộ chế độ chuyên quyền cũng đã bị lật đổ và những rạn nứt đã bắt đầu xuất hiện. Nhưng sau sự hưởng thụ là sự tính toán, vẫn có tính bất ổn hầu như hoàn toàn về việc thành lập mới sẽ nhắm vào sự tự do tô... Xem tiếp

Dân số Hồi giáo trên thế giới
TTCG (ENI, Actualités religieuses) - Một cuộc nghiên cứu dân số mới đây cho biết là người Hồi giáo chiếm ¼ dân số hiện nay trên thế giới. 2/3 dân số Hồi giáo sống tại châu Á. Theo cuộc nghiên cứu này thì Hồi giáo là tôn giáo đông thứ hai trên thế giới sau Kitô giáo.... Xem tiếp

Loạn luân và thụ tinh nhân tạo
Nhiều người Mỹ hiến tinh trùng làm cha của khoảng 50 đứa con lo sợ về tội loạn luân - liền kêu gọi chú ý vở kịch Oedipus Rex (*) của kịch tác gia Sophocles và chứng tỏ sự khôn ngoan của giáo huấn Công giáo phản đối việc thụ tinh nhân tạo. ... Xem tiếp

TÌM HIỂU TỪ VỰNG CÔNG GIÁO

Tín nghĩa
Thể hiện, thực hiện
Văn hoá, văn minh
Viên mãn - tròn đầy
Thiên tính - thần tính
Trai tịnh - chay tịnh
Giữ chay - ăn chay
Tiên tri - Ngôn sứ - Sứ ngôn
Canh tân, đổi mới
Mão: Mèo hay Thỏ?

VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT

Thơ Tháng Mân Côi
Chuyện dự tiệc
Phép lạ Kinh Mân Côi
Đức Mẹ Mân Côi
Mang theo ảnh mẹ

THƯ GIÃN

Thơ "nịnh vợ"
Lời kêu gọi gửi phụ nữ nhân ngày 8-3
Nhớ lại thuở ban đầu (thư giãn)
Người Huế là tổ tiên của người Nhật?! (thư giãn)
Bí quyết không có kẻ thù (thư giãn)

NGƯỜI DÙNG TRỰC TUYẾN

People Online Thành viên online:
Visitors Nối kết trực tuyến: 212
Members RSS Feeders: 152
Members Twitter: 0
Total Users Tổng cộng: 364
Số lượt truy cập:

3,465,240

THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn biết đến trang mạng này lần đầu trong dịp nào?




WEBSITES KẾT NỐI

  • CÁC GIÁO PHẬN CÁC GIÁO PHẬN
    • Hội đồng Giám mục Việt Nam
    • Tổng Giáo phận Hà Nội
    • Tổng Giáo phận Huế
    • Tổng Giáo phận Sài Gòn
    • Giáo phận Ban Mê Thuột
    • Giáo phận Bắc Ninh
    • Giáo phận Cần Thơ
    • Giáo phận Đà Nẵng
    • Giáo phận Đà Lạt
    • Giáo phận Hải Phòng
    • Giáo phận Lạng Sơn
    • Giáo phận Long Xuyên
    • Giáo phận Mỹ Tho
    • Giáo phận Nha Trang
    • Giáo phận Phan Thiết
    • Giáo phận Thái Bình
    • Giáo phận Thanh Hoá
    • Giáo phận Vinh
    • Giáo phận Vĩnh Long
    • Giáo phận Kontum
    • Niên giám các giáo phận - Anh ngữ
  • WEBSITES KHÁC WEBSITES KHÁC
    • ĐHGTTG WYD-Marid 2011
    • Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
    • Pope2You
    • Tự học php
    • Vatican
    • Youtube - Vatican

Everything Meaning To You

Email: [email protected]

Website: emty.org

Tìm kiếm
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@