Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô Facebook NewsFeed -
SUY NIỆM-SUY TƯ > Các Bài Khác
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 17/11/2012 - 23:12:46)
A  A  A
"Ngày đó"... vinh quang!


Có những lúc lòng tôi tê tái lạ:

Thầm nghĩ rằng ngày nào đó ra đi,

Hơi thở cuối ấp úng tiếng “biệt ly”,

Mắt nhắm lại, không bao giờ mở nữa,

Thân xác này theo ngày tháng thối rữa,

Mối giun vui gậm nhấm tận tuỷ xương,

Nấm mồ im trơ trọi cùng gió sương,

Nghĩa địa buồn… ôi sao thê thảm quá!

 

Nhưng…

 

Có những lúc lòng tôi phấn khởi lạ:

Nghĩ đến Ngài, Ðấng Khải Hoàn Phục Sinh,

Thân xác này sẽ có ngày hiển vinh,

Theo lời Ngài đã yêu thương nhắn nhủ,

Như “Hạt Lúa” chấp nhận được chôn ủ

Trong đau thương, sẽ nứt mộng trổ bông,

Ðời Tin Yêu, dù nước mắt lưng tròng,

Vẫn thấy đẹp Tương Lai ngời Ánh Sáng.

 

***


Thân xác! Thân xác tôi! Thân xác con người!...


Xét về phương diện thể chất, thân xác con người không đáng giá bao nhiêu!


Theo ước tính của một nhà bác học Mỹ, thì thân xác chứa đủ:


- chất nưóc để giặt một tấm chiếu

- chất sắt (trong hồng huyết cầu) để làm 7 chiếc đinh nhỏ

- chất vôi để quét trắng tường một căn phòng,

- chất phốt-pho để làm một hộp quẹt (hộp diêm)

- chất muối để kho một xoong thịt

- chất than chì, nếu xác được thiêu thành than, để làm 65 ruột cây viết chì


Tổng cộng: thân xác con người đáng giá trên dưới một mỹ kim.


Cảm nghĩ về thân xác, Huy Cận có những lời thơ ray rứt:


“A! Thân thể! Một cái bình tội lỗi!

Ðất sơ sinh đã hoá lại bùn lầy…


… … …


Nếu Chúa biết bao nhiêu lòng hốt hoảng,

Trong sầu đen đã gãy cánh như dơi;

Nếu Chúa biết bao nhiêu giòng lệ đắng

Chảy như sông, không rửa sạch sầu đời;


Nếu Chúa biết bao nhiêu hồn ly tán

Vì đã nâng bình lửa ấp trên môi:

Thì hẳn Chúa cũng thẹn thùng hối hận

Ðã sinh ra thân thể của con người”.


(Thân thể)


Sống Mùa Phụng vụ của Hội Thánh, trong tháng “Kính nhớ Các Ðẳng Linh Hồn”, tôi “gia tăng  việc lành phúc đức, dâng lời kinh” cầu nguyện cho các Ngài; đồng thời tôi cũng nghĩ đến số phận tôi, định mệnh chung của con người: “Ngày nào đó, tôi sẽ ra đi, thân xác này sẽ nằm xuống rồi lặng im tàn lụi!”


Trong thực tế, tôi đã có dịp gần gũi những bệnh nhân trưóc khi họ chết, đang khi chết, và ít gìờ sau khi chết. Có những bệnh nhân chết cách “rất lành thánh”, nghỉ yên trong Tình Yêu Chúa, sự bình an tỏ lộ trên khuôn mặt… Nhưng, cách chung, thân xác nào cũng như thân xác nào: hai ba tiếng đồng hồ sau hơi thở cuối cùng, đều trở thành lạnh ngắt cứng đờ, và rồi, vì lý do vệ sinh, bó buộc người ta phải chuyển xuống nhà xác đặt trong phòng lạnh…


Tôi đã có dịp chứng kiến sự “chuyển hoá từ sự sống sang sự chết”, đã cảm giác thế nào là “khía cạnh đau đớn nhất” của thân phận con người!...


Viết đến đây, tôi nhớ đến chuyện của một người bạn tình cờ quen biết. Anh tâm sự: không hiểu sao mỗi lần xuống hầm thành phố lấy mêtrô, xe điện ngầm, anh đều cảm thấy nghẹt thở rồi toát mồ hôi lạnh. Ðã 3 năm nay, nhờ bác sĩ tâm bệnh kiếm tìm nguyên do nhưng vẫn chưa kiếm ra. Tôi xin anh kể lại những gì đã xảy ra trong đời anh cách đây 3 năm, nhất là biến cố đã làm anh rúng động nhất… Và cuối cùng, chúng tôi đã tìm ra: hồi đó, đưa xác người em gái 20 tuổi, chết vì bệnh ung thư. Ðứng trước quan tài em, trước khi hạ huyệt, anh rùng mình hoảng sợ, nghĩ rằng: chỉ hai ba ngày sau, trong quan tài im lặng này, trong nấm mồ im lặng này, thân xác em anh sẽ thối rữa tàn lụn… Rồi cảm giác ớn lạnh ấy vô tình ám ảnh, làm cho anh mỗi lần xuống hầm lấy mêtrô, đều bị nghẹt thở, toát mồ hôi lạnh, vì… mêtrô có hình thù như cỗ quan tài, khép chặt, đóng kín, chứa đựng, đưa anh đi hoang mang dưới hầm mặt đất…


Vâng! Trước sự chết, là “con người tự nhiên”, bình thường thì ai cũng có phần “ái ngại, hoang mang”! Không hoàn toàn “sợ chết” chăng nữa, nhưng cũng “ớn lạnh, rùng mình, hoảng sợ” khi mường tượng đến “sư tàn lụi” của thân xác, thân xác mình, một “tác phẩm” mà mình đã cô gắng bằng mọi cách chăm sóc, gìn giữ, xây dựng trọn cả cuộc đời…


Xuân Diệu, một thi sĩ rất yêu đời, nhưng tình yêu đời của ông vẫn không đủ sức mạnh lấn áp nổi “ám ảnh sự chết”, ông thú nhận:


“Nhưng mà tôi sẽ chết, than ôi!

Tôi kẻ đưa răng bấu mặt trời,

Kẻ đựng trái tim trìu máu đất,

Hai tay chín móng bám vào đời!


Kẻ uống tình yêu giập cả môi

Nhưng mà tôi sẽ chết, than ôi!

Tóc ngời mai mốt không đen nữa,

Tuổi trẻ khô đi, mặt xấu rồi.


… … … 


Tôi run như lá, tái như đông,

Trán chảy mồ hôi, mắt lệ phồng.

Năm đẩy, tháng dồi, tôi sẽ đến

Trước bờ lạnh lẽo của hư không”


(Hư vô)


Có giai đoạn, tôi cũng có cảm giác “ớn lạnh của con người tự nhiên” này, như đã thú nhận trên đây, trong lời mở đầu. Nhưng rồi “cảm giác tự nhiên này” biến tan, nhường chỗ cho tâm tình phấn khởi tin yêu, khi tôi suy gẫm thấm thía “Dụ Ngôn Hạt Lúa”, Chúa đã yêu thương nhắn nhủ trước khi Ngài buớc vào “Cuộc Thương Khó, chịu chết, dâng mình làm Của Lễ Ðền Tội, cứu chưôc nhân loại” (x. Ga 12,24-25).


Tâm hồn tôi lại được phấn khích thêm bởi lời Thánh Phaolô tha thiết nhắc nhở:


“Anh Chi em thân mến,

Phần chúng ta, chúng ta có quê hương trên trời,

Nơi chúng ta sẽ gặp Ðấng Cứu Chuộc là Ðức Giêsu Kitô,

Chúa chúng ta.

Ngài sẽ biến đổi thân xác mọn hèn chúng ta

Nên giống thân xác vinh hiển của Ngài,

Vì Ngài có quyền bắt muôn vật phải phục tùng.”


(Ph 3,20-21).


Quả thật, tin yêu Chúa Kitô Phục Sinh, là Kitô hữu đồ đệ thân thương của Ngài, chúng tôi không có lý do chính đáng sợ chết nữa. “Chết!” đối với Kitô hữu là một cuộc “qua đời”: từ đời sống tạm bợ trần gian này, đi vào đời sống vĩnh cữu. Chúng tôi cũng không còn lý do để “hoảng sợ, ớn lạnh” khi mường tương đến sự “tàn lụi” của thân xác nữa, vì nhìn nhận rằng: “sự tàn lụn” của thân xác là “điều tự nhiên, theo luật tự nhiên, của mọi sinh vật thụ tạo”… Vả lại, sự “tàn lụn” của thân xác con người chỉ là “tạm bợ” đang khi chờ ngày Chúa trở lại trong vinh quang. Ngài sẽ phục sinh thân xác chúng tôi…


Sự phục sinh thân xác là một Mầu nhiệm Ðức tin. Mầu nhiệm là chân lý vượt quá mọi tầm hiểu biết của con người. Tôi không bao giờ thích lý luận trên mầu nhiệm, mà chỉ muốn đơn thành kính tin.


Mới đây, đọc một đoạn sách kể chuyện “con sâu róm (chenille) ngủ yên trong tổ một thời gian, lột xác hoá thành bướm”, tự nhiên tôi cảm nhận “Ánh sáng Mầu nhiệm Phục sinh” rạng ngời trong tôi: “Chúa quyền phép vô cùng, làm được tất cả những gì Ngài muốn. Ngài đã tạo dựng muôn vật từ “hư không”, thì có khó gì đối với Ngài, nếu Ngài muốn phục sinh thân xác con người”. Tôi kính tin: Ngài sẽ phục sinh thân xác con người, như qua Kinh Tin Kính, chúng tôi tuyên xưng: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại, tôi tin hằng sống vậy. Amen”… Thân xác tôi, thân xác con người, bề ngoài tựa như thân xác “kiếp sâu” với bộ mặt cuộc đời đau thương, sẽ có ngày hoá kiếp thành “Bướm đẹp trong Huy Hoàng Phục Sinh”.


Trong Ánh sáng “Tin Yêu Chúa Kitô Phục Sinh”, trong niềm kính tin “Mầu nhiệm Phục sinh của thân xác”, tôi nhìn nhận được cuộc đời cùng mọi sự với một niềm phấn khởi chân thật: “Thân xác con người, tự bản tính, có giá trị cao đẹp của nó; và Thiên Chúa không bao giờ phải thẹn thùng hối hận vì đã sinh ra thân thể con người, như Huy Cận cảm nghĩ”. Quả vậy, chính Chúa đã yêu thương tạo dựng thân xác con người, tự tay nắn đúc và ban cho hơi thở Tình Yêu của Ngài làm sức sống (x. St 1,26-27; 2,7). - Chúa đã cho Con Một nhập thể, mang thân xác con người, dùng thân xác như phương tiện cụ thể “bày tỏ Tình Yêu Thương”: Chúa Kitô đã dùng thân xác sống “cuộc sống chia sẻ thân phận bình thường con người” âm thầm tại Nazareth 30 năm, đã dùng thân xác để giảng dạy, săn sóc, công bố Tin Mừng 3 năm; dùng thân xác để chịu chết, như “bằng chứng tuyệt vời của Tình Yêu” đối với “con cái loài người”, dâng mình làm Của Lễ Ðền Tội trên Thánh Giá; đã phục sinh Thân Xác Ngài và đưa Thân Xác với tất cả “dấu tích thương khó” về Trời như “Kỷ Niệm vàng ngọc của kiếp người”. Ngài đã dùng Thân Xác lập Phép Thánh Thể, Bí tích Tình Yêu, ở lại với loài người hằng ngày, qua mọi thế hệ, cho đến tận thế…


Thân xác con người, như vậy, thật đáng quy trọng, và “con người phải kính trọng thân xác mình theo Thánh Ý Thiên Chúa” (1 Cr 6,15). Thân xác Kitô hữu còn đáng kính trọng hơn nữa, vì là “Ðền Thờ của Chúa Thánh Thần” (1 Cr 6,19), là “Phần Thân Thể của Chúa Kitô” (1 Cr 6,15). Thân xác Kitô hữu được xức đầu “thánh hiến” khi lãnh nhận Bí tích Tái Sinh, để trở thành “đồ đệ thân thương của Chúa Kitô, con dấu yêu của Cha trên Trời”


Thật ra, tôi vẫn thấm thía cảm nếm “hạnh phúc được làm Kitô hữu”, thấm thía suy gẫm suy gẫm lời tâm nguyện của Thánh Phaolô: “Dù tôi sống hay tôi chết, ước chi vinh quang Chúa Kitô được rạng ngời qua thân xác tôi” (Pl 1,20). Người cảm nhận: “Tôi sống, nhưng không còn là tôi sống, mà là Chúa Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).


Ðối với tôi, Thánh Phaolô là “kiểu mẫu Kitô hữu thực thụ”. Là Kitô hữu, chúng tôi ước ao theo gương ngài: để Chúa Kitô sống động qua con người Kitô hữu chúng tôi, để Ngài dùng “con người hữu hình” chúng tôi để tiếp tục sứ mệnh yêu thương giữa anh em loài người…


Ðã có lần “xúc động về hạnh phúc được làm Kitô hữu”, qua một “bài chia sẻ” mang tựa đề “Cho Chúa Mượn” gửi lên mạng, tôi đã sung sướng hô lên:


Ôi Kitô hữu, hãy hiên ngang!
Ôi “Lòng diễm phúc”, hãy lâng lâng:
Con Người mình đây” có Chúa ngự,

“Chúa sống qua ta” mọi nẻo đường!


Tôi tự nhủ: hãy cho Chúa mượn “con người mọn hèn” của mình, rồi sẽ được Chúa trả lại cho “con người vinh quang” thấm đượm Vinh Quang Thánh Thiện của Ngài:


- cho Chúa mưọn đôi tay để đỡ đần săn sóc…

- cho Chúa mượn đôi chân để đi lại viếng thăm…

- cho Chúa mượn đôi mắt để nhìn mọi người “anh chi em” với tình thương cảm…

- cho Chúa mượn miệng lưỡi để nói những lời ủi an…

- cho Chúa mượn đôi môi để mỉm cười chứa chan hy vọng, mời gọi sống dậy những cõi lòng tuyệt vọng...


Mỗi lần dự Tiệc Thánh, rước lễ, tôi cảm động cảm tạ về “Ơn được làm Kitô hữu”, được đón nhận Thánh Thể Chúa, được Thánh Thể thấm tháp vào “con người Kitô hữu” của mình… Lòng tôi phấn khởi nhớ đến lời Ngài tuyên hứa hôm nào:


“Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì sẽ có sự sống đời đời,

Và Ta, Ta sẽ cho kẻ đó phục sinh trong ngày tận thế” 


(Ga 6,54).


Ngày tận thế, ngày “tận cùng mọi kiếp người trần gian”

Ngày Chúa tuyên dương thân xác con người.

“Ngày đó”… vinh quang

cho những ai sống tin yêu Chúa Kitô Phục Sinh.


Dĩ nhiên, mức độ vinh quang tuỳ thuộc mức độ “sống tin yêu” của cuộc đời mỗi người (x. 2 Cr 5,10; Mt 25,31-46; Kh 20,12).


Joseph Trần Vũ

Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:
X

"Ngày đó"... vinh quang!

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến  
 
ĐIỂM NỔI BẬT
TIN - BÀI KHÁC   300 đề mục mới nhất:
  Thắp lên “ngọn lửa” cho đời | Tâm Thương
  Sống cho sự thật: Con đường tử đạo | Nt. Têrêsa Ngọc Lễ
  Vui học Thánh Kinh - CN 34 TN B | Nguyễn Thái Hùng
  Chút bám víu sau cùng | Lãng Tử
  Đường nên hoàn thiện - Một góc nhìn của tâm lý học | Lm. Giuse Têrêsa Trần Anh Thụ
  Ý nghĩa của câu: ''Việc ấy sẽ xảy ra bằng cách nào vì tôi không biết đến đàn ông nào cả?'' | Đaminh Phan Văn Phước
  Tìm kiếm gì trước hết? | GBW
  Khác để khéo | Giuse Việt, O.Carm.
  Luật của Đạo chúng ta là Luật “Yêu Thương” | Jos.Vinc. Ngọc Biển, SsP
  Vui học Thánh Kinh - CN 33 TN B | Nguyễn Thái Hùng
  Nhân tháng mười một, nghĩ suy về cái chết | Jos.Vinc. Ngọc Biển, SsP
  Nhớ tới các linh hồn | Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lời cầu nguyện cho Đại hội X của Liên HĐGM Á châu | FABC
  Ai muốn vào Nước Trời? | Trầm Thiên Thu
  Vui học Thánh Kinh - CN 32 TN B | Nguyễn Thái Hùng
  Cho những người nằm xuống | Lm. Giuse Trần Đình Long, SSS
  Xin Ngài dạy con “biết yêu thương” | Joseph Trần Vũ
  Một lời cảnh báo đáng suy tư | Đặng Tự Do
  Vui học Thánh Kinh - Tháng Các Linh Hồn | Nguyễn Thái Hùng
  Ý nghĩa cái chết | Fr. Thomas Tuý, OP, dịch
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
TIN THẾ GIỚI
Người Shia ở Pakistan bảo vệ các nơi thờ tự khỏi tấn công khủng bố
Giới trẻ Shia trên khắp Pakistan vừa trang bị vũ khí để bảo vệ các nơi thờ tự trong tháng Muharram - tháng thứ nhất theo lịch Hồi giáo, giữa lúc bạo lực leo thang trong tuần trước nhắm vào cộng đồng Hồi giáo thiểu số này.','#F7F8E0', 400);" onmouseout="hideddrivetip();" href="ViewNewsDetail.aspx?tabid=200&NewsPK=12350&mid=371">Người Shia ở Pakistan bảo vệ các nơi thờ tự khỏi tấn công khủng bố
Myanmar: Liên Hiệp Quốc kêu gọi trợ giúp Rakhine
Liên Hiệp Quốc ở Myanmar vừa kêu gọi tài trợ thêm khẩn cấp để giải quyết tình hình nhân đạo ở bang Western Rakhine sau bạo lực giáo phái gần đây.','#F7F8E0', 400);" onmouseout="hideddrivetip();" href="ViewNewsDetail.aspx?tabid=200&NewsPK=12320&mid=371">Myanmar: Liên Hiệp Quốc kêu gọi trợ giúp Rakhine
Ấn Độ xử tử kẻ tấn công Mumbai
Mohammed Ajmal Amir Kasab, tay súng duy nhất bị bắt sống sau các vụ tấn công khủng bố ở Mumbai năm 2008, đã bị treo cổ tại Pune hồi sáng sớm ngày 21-11 theo án tử hình đã được công bố.','#F7F8E0', 400);" onmouseout="hideddrivetip();" href="ViewNewsDetail.aspx?tabid=200&NewsPK=12319&mid=371">Ấn Độ xử tử kẻ tấn công Mumbai
Bà Suu Kyi của Myanmar được bổ nhiệm làm đại sứ của Liên Hiệp Quốc
Hôm 20-11, Liên Hiệp Quốc công bố lãnh đạo phe đối lập Aung San Suu Kyi là đại sứ đặc trách chương trình HIV/AIDS của tổ chức này. Bà Suu Kyi nhận lời mời đứng đầu chương trình này trong cuộc họp với Giám đốc Điều hành UNAIDS Michel Sidibé tại thủ đô Nypyidaw, theo thông cáo của chương trình này.','#F7F8E0', 400);" onmouseout="hideddrivetip();" href="ViewNewsDetail.aspx?tabid=200&NewsPK=12317&mid=371">Bà Suu Kyi của Myanmar được bổ nhiệm làm đại sứ của Liên Hiệp Quốc
Ấn Độ bắt giam hai cư dân mạng Facebook
Vụ bắt giam hai phụ nữ ở bang Maharashtra, do chỉ trích tang lễ của chính trị gia theo chủ nghĩa dân tộc Ấn giáo Bal Thackeray trên một trang mạng xã hội, đã gây giận dữ trên cả Ấn Độ.','#F7F8E0', 400);" onmouseout="hideddrivetip();" href="ViewNewsDetail.aspx?tabid=200&NewsPK=12315&mid=371">Ấn Độ bắt giam hai cư dân mạng Facebook
TÌM HIỂU TỪ VỰNG CÔNG GIÁO
Thiện, thiền, đan
Thánh hoá, làm phép
Chức - tác vụ
Thiện
Đồng tế, Concelebration
Tâm
Tu thân
THƠ VĂN
Âm hưởng Thầy Cô | Phan Văn Phước
Nhớ ơn tổ tiên | Jos Hữu Đạt
Sức mạnh lời cầu nguyện | Giuse Nguyễn Hữu Đạt
Tín nguyện | Trầm Thiên Thu
Dưới trời mùa Thu | Phan Văn Phước
Hoa kinh | Trầm Thiên Thu
Lời kinh Thánh Mười | Antôn Lương Văn Liêm
NĂM ĐỨC TIN
Tìm hiểu Sách GLHTCG - Bài 18: Xác và hồn
Tin là gì? | Thanh Thanh
Tìm hiểu Sách GLHTCG - Bài 17: Con người
Đức tin không chống lại lý trí, nhưng cộng tác với khoa học để mưu cầu thiện ích cho con người | Linh Tiến Khải
Năm Đức Tin - Ý nghĩa và giá trị của sự đau khổ | Lm. P.X. Ngô Tôn Huấn
Tìm hiểu Sách GLHTCG - Bài 16: Trời và đất | ĐHY Christoph Schönborn
Nhân Năm Đức Tin nghĩ về đặc tính Bí tích nơi người Kitô hữu | Jos.Vinc. Ngọc Biển
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Ngày 14 tháng 10 năm Nhâm Thìn
Xem tiếp
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG
Ý Chung
Ý Truyền Giáo
LỊCH PHỤNG VỤ
Xem tin - bài theo ngày
  « Tháng Mười Một 2012 »  
CN Hai Ba Năm Sáu Bảy
28 29 30 31 1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 1
2 3 4 5 6 7 8
Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Media Online
Giới thiệu Album
LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
Nhạc và lời: Huy Phụng
Hiệu đính: Msgr. Jerome Nguyên
Xuất bản: NSII Chicago, IL.
    QUÀ TẶNG CUỘC SỐNG
      CHƯƠNG TRÌNH VIỆT NGỮ
      RADIO VERITAS: Chân Lý Á Châu'
      H2O NEWS
      H2O NEWS
      Xem thời tiết
      People Online Thành viên online:
      Visitors Nối kết trực tuyến: 158
      Members RSS Feeders: 171
      Total Users Tổng cộng: 329
        BBT: Online
      Last 7 days: 50.430
      Số lượt truy cập:
      5.881.834

      WEBSITES KẾT NỐI

      • CÁC GIÁO PHẬN CÁC GIÁO PHẬN
          • Hội đồng Giám mục Việt Nam
          • Tổng Giáo phận Hà Nội
          • Tổng Giáo phận Huế
          • Tổng Giáo phận Sài Gòn
          • Giáo phận Ban Mê Thuột
          • Giáo phận Bắc Ninh
          • Giáo phận Cần Thơ
          • Giáo phận Đà Nẵng
          • Giáo phận Đà Lạt
          • Giáo phận Hải Phòng
          • Giáo phận Lạng Sơn
          • Giáo phận Long Xuyên
          • Giáo phận Mỹ Tho
          • Giáo phận Nha Trang
          • Giáo phận Phan Thiết
          • Giáo phận Thái Bình
          • Giáo phận Thanh Hoá
          • Giáo phận Vinh
          • Giáo phận Vĩnh Long
          • Giáo phận Kontum
          • Niên giám các giáo phận - Anh ngữ
          • Giáo phận Phát Diệm
          • Giáo phận Qui Nhơn
      • WEBSITES KHÁC WEBSITES KHÁC
          • Đại hội GTTG Marid 2011
          • Đại hội GTTG Rio 2013
          • HĐGH về Giáo Dân
          • Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
          • Pope2You
          • Tự học php
          • Vatican
          • Youtube - Vatican
      Từ Điển Online:     

      Everything Meaning To You

      Email: [email protected]

      Website: emty.org

      Online since: May 2010

      Tìm kiếm nội dung
      (Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
      Tìm kiếm trong Google
      Nhấn vào >> Google Search

      Liên hệ

      Đặt làm trang chủ

      @