Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô Facebook NewsFeed -
TỪ VỰNG CÔNG GIÁO
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 29/09/2012 - 01:20:47)
A  A  A
Thiện, thiền, đan


ĐHY Phaolô Thiện Quốc Tỷ

(03/12/1923-22/08/2012)


Tin Đức Hồng y Paul Shan Kuo-Hsi, S.J., của Đài Loan, được Chúa gọi về ngày 22/08/2012 đã được giới truyền thông các nước loan báo rộng rãi, vì ngài là một người nổi tiếng.

Tiếng Hoa thì đăng đúng tên của ngài là 單國璽, tiếng Tây người ta cứ đăng tên của ngài theo phiêm âm là Paul Shan Kuo-Hsi, riêng tiếng Việt lại có vấn đề.

Hầu hết các trang tin tiếng Việt điều dịch là Đan Quốc Tỷ, cũng có người dịch nhầm là Thiền Quốc Tỷ. Dòng Tên Việt Nam lập tức đưa ra ý kiến nên dịch là Thiện Quốc Tỷ (có giải thích). Nhưng vẫn có người không chấp nhận. Vậy chữ phải dịch ra tiếng Việt thế nào, trong trường hợp dùng chỉ họ tên, địa danh... có khác với các trường hợp thông thường hay không?

1.  Tính phức tạp của chữ Hoa


1.1. Cách viết không thống nhất. Chữ Hoa có 2 loại chữ: phồn thể và giản thể, như chữ (đan) chúng ta đang bàn, cách viết phồn thể là, còn giản thể là. Chữ này khác biệt không nhiều, có những chữ khác xa một trời một vực, như chữ (quảng), phồn thể là, giản thể là广, hay chữ (xưởng), phồn thể là, giản thể là. Liên Hợp Quốc nhìn nhận chữ giản thể là chữ chính thức, nhưng ngoài Trung Quốc và Singapore, hầu hết các vùng người Hoa khác đều dùng phồn thể. Bộ Giáo dục Việt Nam quy định các học sinh ở trường nếu có học chữ Hoa, thì học giản thể, nhưng ngoài xã hội và cả báo Sài Gòn Giải Phóng bản tiếng Hoa, lại dùng phồn thể, nên các em học chữ Hoa ở trường không thể đọc báo.


1.2. Một âm có nhiều chữ. Chữ Hoa có khi cùng một âm có nhiều chữ, ví dụ chữ đan mà chúng ta đang bàn đến, có 6 chữ. , (), (), (), , (), mỗi chữ có một nghĩa khác. Đối với những người học chữ Hoa bằng cách phiên âm, hay như tiếng Việt, gây rất nhiều khó khăn, vì không thể phân biệt được chữ nào.


1.3. Một chữ có nhiều âm. Chữ Hoa có khi một chữ có nhiều âm. Dùng vào loại từ khác nhau, đôi khi lại có âm khác nhau. Như chữ chúng ta đang bàn, trong tiếng Phổ Thông, có 3 âm, là dān, shàn, chán. Hay như chữ (hảo), có 2 âm: hǎo, hào, khi tạo thành từ, cùng chữ, cũng không biết phải đọc thế nào, mà phải coi hết cả mạch văn. Ví du: 不好, nếu là tĩnh từ thì đọc là bất hảo, như: trà bất hảo (trà không tốt). Nếu là động từ thì đọc là hiếu, háo, như bất hiếu trà (không thích trà). Đây chính là vấn đề rất khó khăn cho người học tiếng Hoa.


2.  Âm và nghĩa của chữ

Chữ trong tiếng Hoa có 3 âm: dān, shàn, chán. Khi dùng như danh từ, động từ, tĩnh từ và phó từ thì đọc là dān; dùng để xưng vua của Hung Nô hay những lãnh tụ không phải dân tộc Hán, thì đọc là chán. Nhưng dịch ra tiếng Việt thì phải đọc thế nào, đã có người nói họ tên của Đức Hồng y Đài Loan trong bản tiếng Anh là Shan Kuo-Hsi, tiếng Việt là Đan Quốc Tỷ thì đúng rồi. Làm sao biết tiếng dān Việt ngữ phải đọc thế nào, rồi shànchán nữa nên đọc thế nào?

Năm 2005, khi tôi viết bài “Mân côi, môi côi...”, có giải thích về việc này, nay xin mạn phép nhắc lại.

Chữ Hán-Việt bắt nguồn từ chữ Hoa (chữ Hán) do đó khi phát âm phải căn cứ theo chữ Hoa. Chữ Hoa đã có mấy ngàn năm nay, là lối chữ biểu ý, không có phiên âm, vậy làm sao phát âm? Chính vì thế, thời xưa, người Trung Quốc nhiều khi hiểu ý của chữ mà đọc âm chữ chưa đúng. Vì thế, vua Khang Hy, Nhà Thanh, mới cho triệu tập tất cả các văn sĩ tài ba trong cả nước biên soạn một cuốn tự điển, ghi rõ cách phát âm của chữ Hoa, và đã được xuất bản vào năm thứ 55 triều Khang Hy (tức năm 1716) có tên gọi là KHANG HY TỰ ĐIỂN. Từ đó, cách phát âm của chữ Hoa đều căn cứ vào Khang Hy Tự điển.

Cách phiên âm của Khang Hy Tự điển gọi là phiên thiết. Xin lược dẫn như sau:

Muốn xác định cách phát âm của một chữ phải dùng 2 phần ghép lại, gọi là định âm (định vần) và định thinh (định dấu):

1. Định âm bằng cách: Lấy âm khởi đầu của chữ trước đọc nối liền lại với vần của chữ sau.

2. Định thinh bằng cách: Lấy thinh của chữ trước định bực thinh và thinh của chữ sau định loại thinh.

Có 2 bực thinh và 4 loại thinh liên hệ với nhau như sau:

Bực thinh

Loại thinh

Bình

Thượng

Khứ

Nhập (*)

Thanh

Dấu ngang

Dấu hỏi

Dấu sắc

Dấu sắc

Trọc

Dấu huyền

Dấu ngã

Dấu nặng

Dấu nặng


(*) Thinh nhập là thinh kết thúc bằng vần p, t, k

Ngoài những quy luật phiên thiết trên, người ta còn thêm một chữ cùng âm của chữ đang phiên thiết, để giúp những người không quen phiên thiết cũng có thể đọc được chữ đó.

2.1. Âm của chữ

Chữ có 3 âm đọc như đã nói: dān, shàn, chán. Căn cứ vào những luật trên, chúng ta thử xem chữ phải đọc thế nào.

-  Theo Khang Hy tự điển [1]

Dān: Phiên thiết của âm dān 都寒đô + hàn.

Định Âm: Âm khởi đầu của chữ đô là đ; vận của chữ hàn là an; lấy âm khởi đầu của chữ trước với vận của chữ sau, đọc nối liền lại thành đan.

Định thinh: Chữ đô (dấu ngang) thuộc bực thinhthanh, chữ hàn (dấu huyền), thuộc loại thinhbình, như vậy thinh của chữ(đan) là thanh bình (dấu ngang), đọc đan.

Shàn: Phiên thiết của âm shàn 上演thượng + diễn, thuộc thanh trọc thượng, phải đọc thiễn, nhưng vì chữ cùng âm là (thiện), nên tiếng Việt đọc là thiện.

Chán: Phiên thiết của âm chán 巿連thị +liên, thuộc thanh trọc bình, chữ cùng âm là (thiền) hay (thiện), tiếng Việt âm theo chữ thiền.

- Theo Từ Hải [2] và Từ Nguyên

Dān: Phiên thiết là 德安 đức + an = đan.

Shàn: Phiên thiết là 市演thị + diễn = thiễn, nhưng chữ cùng âm là (thiện), nên tiếng Việt vẫn đọc là thiện.

Chán: Phiên thiết là 時延thời + diên = thiền.

Cách đọc âm của chữhơi khó cho người Việt, nên không phải từ điển tiếng Việt nào cũng có hết mấy âm đọc này. Cuốn Dictionary Vietnmese Chinois Français [3] chỉ có âm thiền. Từ Điển Trung Việt [4] chỉ có hai âm đanthuyền. Hán Việt Tân Từ điển [5] chỉ có 2 âm đanthiền. Hán Việt Từ điển [6] có  âm đan, thiền hay thiện. Giúp đọc Nôm và Hán Việt [7] có 3 âm đan, thiềnthuyền, không có âm thiện. Chỉ có 2 quyển từ điển sau đây có đủ 3 âm đan, thiềnthiện: Hán Việt Tự điển của Thiều Chửu [8] và Từ điển Hán Việt của Phan Văn Các [9].

Từ những từ điển có trong tay cho thấy, không phải ai cũng biết chữcó nhiều âm.

Trong tiếng Việt, âm đan còn đọc đơn, có lẽ do đọc trại. Còn riêng âm “thuyền”, có lẽ từ sai lầm của người dịch Tam Quốc Chí, vì trong truyện có một nhân vật tên là 貂蟬 (Điêu Thiền), bản tiếng Việt dịch là Điêu Thuyền. Do đó, đến bây giờ người Việt hầu như chỉ biết tên của mỹ nhân đó là Điêu Thuyền mà thôi. Chính người Hoa cũng hay viết nhầm tên của nàng là貂嬋 (Thuyền, bộ nữ ), thay vì viết đúng là 貂蟬 (Thiền , bộ huỷ), (cũng có người viết nhầm họ của nàng là điêu này: ) Chữ (bộ huỷ), theo phiên thiết là thiền, còn chữ (bộ nữ ) thì đọc là thiền hay thuyền. Vậy, người dịch Tam Quốc Chí rõ ràng đọc lộn chữ (thiền bộ huỷ) thành (thuyền, thiền bộ nữ), nên Điêu Thiền bị cải tên thành Điêu Thuyền. Hậu quả là có một số tự điển cũng ngộ nhận chữ (thiền bộ huỷ) đọc là thuyền.

2.2. Nghĩa của chữ

Chữ hơi đặc biệt, khi âm đọc khác thì nghĩa cũng khác.

Các từ điển đều có chữ đan, cách giải nghĩa cũng gần giống nhau: Đan (đơn) có nghĩa dt. (1) Tờ kê: Thái đan (thực đơn). (2) Tấm vải: Sàng đan (vải trải giường). (3) Giường ngồi của thầy tu trong thiền đường. (4) Tiêu chuẩn tính nặng nhẹ, dài ngắn và số lượng của vật thể: Đơn vị. đt. (5) Tận lực. tt. (6) Cô đơn: Hình đan ảnh chích (hình đơn bóng lẻ). (7) Mỏng manh, yếu ớt, ít ỏi: Đan độc, (8) Không phức tạp: Giản đan minh liễu (giản dị dễ hiểu) (9) Mang số lẻ: Đan nhật (ngày lẻ). (10) Áo có một lớp vải: Đan y (áo đơn). pht. (11) Không chỉ: Bất đan (không những). (11) Chỉ: Đan thuyết bất tố (chỉ nói không làm). (12) Độc nhất: Đan đả độc đấu (một đánh với một).

Những từ điển có đủ ba âm đều giải nghĩa thiềnthiện giống nhau, như Thiều Chửu, Từ điển Hán Việt và Quốc Ngữ Hoạt Dụng Từ điển [10]:

- Thiền: dt. Vua nước Hung-nô: Thin Vu.

- Thiện: dt. Họ Thiện: Thiện An Nhân (người thuộc thời triều Minh).

Kết luận

Vậy, rõ ràng ĐHY Shan Kuo-Hsi chỉ có một cách dịch là Thiện Quốc Tỷ. Truyền thông hiện nay phát triển rất nhanh, có tầm ảnh hưởng lớn, những người phụ trách truyền thông cần có tinh thần trách nhiệm, nhất là giới truyền thông mang danh nghĩa của Hội Thánh, càng phải rất cẩn thận trong việc đưa tin những nhân vật của Giáo Hội.


-------------------

[1] Nhà Xuất bản Hán Ngữ Đại Từ Điển, tháng 5/2002, tr. 128.

[2] Từ Hải của Đài Loan: Nhà xuất bản Đài Loan Trung Hoa Thư Cuộc, thang 12/1972, tr. 612, Từ Hải của Trung Quốc: Nhà xuất bản Thượng Hải Từ Thư, năm 1999 (bản thu nhỏ), tr. 173, 1457 và Từ Nguyên của Trung Quốc: Thượng Hải Thương Vụ Ấn Thư Quán, tháng 5/1935, tr. 89.

[3] Eugène Qouin, des Missions Étrangères de Paris, 1957, in tại Saigon, tr. 1368.

[4] Văn Tân, NXB Sự Thật, năm 1956, tr. 200-201.

[5] Nguyễn Quốc Hùng, NXB Khai Trí, năm 1975, tr. 230, 716.

[6] Thương Vu Ấn Thư Quán, Bắc Kinh, 1994, tr. 120, 587.

[7] Lm. Antôn Trần Văn Kiêm, NXB Đà Nẵng, năm 2004, tr. 372.

[8] NXB TP. HCM, tháng 6/1993, tr. 95.

[9] Phan Văn Các chủ biên, NXB. Tp. HCM., tháng 9/2002, tr. 170, 305, 1244.

[10] Châu Hà chủ biên, Đài Loan, 2004, tr. 351.

 

Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ

Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:
X

Thiện, thiền, đan

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến  
 
TIN - BÀI KHÁC   48 đề mục mới nhất:
  Thánh hoá, làm phép | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Chức - tác vụ | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Thiện | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Đồng tế, Concelebration | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Tâm | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Tu thân | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Chất vấn, tuân vấn | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Bình an, hoà bình | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Hiền sĩ, đạo sĩ, ba vua? | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Mặc khải - mạc khải | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Tín nghĩa | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Thể hiện, thực hiện | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Văn hoá, văn minh | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Viên mãn - tròn đầy | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Thiên tính - thần tính | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Trai tịnh - chay tịnh | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Giữ chay - ăn chay | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Tiên tri - Ngôn sứ - Sứ ngôn | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Canh tân, đổi mới | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Mão: Mèo hay Thỏ? | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
TIN THẾ GIỚI
Dự báo sai động đất, các nhà khoa học ra toà
Một phiên toà đang gây chấn động cho giới khoa học thế giới: ngày 23-10, 6 nhà khoa học và một cựu quan chức Ý đã bị tuyên án 6 năm tù vì “dự báo sai động đất”.','#F7F8E0', 400);" onmouseout="hideddrivetip();" href="ViewNewsDetail.aspx?tabid=200&NewsPK=12042&mid=371">Dự báo sai động đất, các nhà khoa học ra toà
Đường về quê vẫn còn quá xa với người tị nạn Afghanistan
Afghanistan không còn bị Nga Xô xâm chiếm nữa nhưng những người còn sống sau cuộc chiến đó vẫn còn tiếp tục đánh vật hằng ngày để mưu sinh.','#F7F8E0', 400);" onmouseout="hideddrivetip();" href="ViewNewsDetail.aspx?tabid=200&NewsPK=12035&mid=371">Đường về quê vẫn còn quá xa với người tị nạn Afghanistan
Trung Quốc: Mỹ khuấy động Biển Đông
Tờ Bangkok Post của Thái Lan cho rằng việc Hoa Kỳ đưa tàu sân bay và các tàu khu trục tới khu vực Biển Đông cho thấy rằng Washington thể hiện sự hậu thuẫn đối với các quốc gia ASEAN như Philippines, Việt Nam và Malaysia trong cuộc tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh.','#F7F8E0', 400);" onmouseout="hideddrivetip();" href="ViewNewsDetail.aspx?tabid=200&NewsPK=12032&mid=371">Trung Quốc: Mỹ khuấy động Biển Đông
Ông Obama, ông Romney nói đùa, chế giễu nhau tại dạ tiệc từ thiện
Buổi dạ tiệc của Quỹ Từ thiện Alfred E. Smith Memorial Foundation, dự kiến ​​sẽ quyên được 5 triệu đôla cho các tổ chức từ thiện Công giáo. Quỹ này được đặt theo tên của một cựu thống đốc bang New York theo Đảng Dân chủ và là ứng cử viên tổng thống đầu tiên theo Công giáo La Mã vào năm 1928.','#F7F8E0', 400);" onmouseout="hideddrivetip();" href="ViewNewsDetail.aspx?tabid=200&NewsPK=11992&mid=371">Ông Obama, ông Romney nói đùa, chế giễu nhau tại dạ tiệc từ thiện
An ninh lương thực là nỗi lo lớn ở Bangladesh
Nafew Ahmed, 8 tuổi, chưa bao giờ biết khi nào em sẽ có bữa ăn no nê tiếp theo."Hôm nay con không có ăn sáng và chúng con thường không ăn trưa" - em kể mới đây tại Ramna, khu nhà ổ chuột ở Dhaka, nơi gia đình em sống.','#F7F8E0', 400);" onmouseout="hideddrivetip();" href="ViewNewsDetail.aspx?tabid=200&NewsPK=11986&mid=371">An ninh lương thực là nỗi lo lớn ở Bangladesh
TÌM HIỂU TỪ VỰNG CÔNG GIÁO
Thiện, thiền, đan
Thánh hoá, làm phép
Chức - tác vụ
Thiện
Đồng tế, Concelebration
Tâm
Tu thân
THƠ VĂN
Sức mạnh lời cầu nguyện | Giuse Nguyễn Hữu Đạt
Tín nguyện | Trầm Thiên Thu
Dưới trời mùa Thu | Phan Văn Phước
Hoa kinh | Trầm Thiên Thu
Lời kinh Thánh Mười | Antôn Lương Văn Liêm
Tôi quá đỗi yêu em | Tuyết Mai Texas
Mẹ - Đoá Mân Côi của Chúa | Giuse Nguyễn Hữu Đạt
NĂM ĐỨC TIN
Tìm hiểu Sách GLHTCG - Bài 9: "Tôi tin vào Thiên Chúa"
Đức tin là một ơn của Thiên Chúa, nhưng cũng là một hành động tự do sâu xa của con người | Linh Tiến Khải
Năm Đức Tin qua Tự sắc "Cánh cửa Đức tin"
“Thánh lễ về việc Tân Phúc Âm hoá” - Bản dịch Việt ngữ
Tìm hiểu Sách GLHTCG - Bài 8: "... xin nhìn đến đức tin của Hội Thánh Chúa"
Thời TWO, đe doạ hay cơ may của đời sống đức tin? | Nguyễn Trọng Viễn
Năm Đức Tin với Thánh Tôma - Bài 3
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Ngày 11 tháng 9 năm Nhâm Thìn
Thứ Năm sau CN 29 Thường Niên

“Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao ? Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ” (Lc 12,51)

Xem tiếp
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 10-2012
Ý Chung
Cầu cho công cuộc tân Phúc Âm hoá được tiến triển nơi các đất nước Kitô giáo lâu đời nhất.
Ý Truyền Giáo
Cầu cho việc cử hành Ngày Thế giới Truyền giáo là dịp canh tân nhiệm vụ loan báo Tin Mừng.
LỊCH PHỤNG VỤ
Xem tin - bài theo ngày
  « Tháng Mười 2012 »  
CN Hai Ba Năm Sáu Bảy
30 1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12 13
14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27
28 29 30 31 1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Media Online
Bên bờ thiên mạc
Thuyền hai bến
Nhật ký của mẹ
Trái đất
Diễn nguyện Măng Đen - Chuẩn bị
Giới thiệu Album
LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
Nhạc và lời: Huy Phụng
Hiệu đính: Msgr. Jerome Nguyên
Xuất bản: NSII Chicago, IL.
QUÀ TẶNG CUỘC SỐNG
    Đôi mắt của mẹ
    Sự sẻ chia đáng quý
    Hãy là chính mình
    Cho và nhận
    Sức mạnh của niềm tin
    Lòng nhân ái thực sự
    Biểu giá cho tình mẹ
    Lời hứa
    Người quan trọng nhất trong cuộc đời bạn
    Con vẹt xanh
    Ưu thế hơn người
    Học cách lắng nghe
    Hãy là chính mình
    Ai là người giàu có
    Gai của hoa hồng
    Cái cân
    Hai anh em
    Chữ tín
    Lòng nhân ái thực sự
    Tiếng vỗ tay đặc biệt
    Ngày đẹp nhất trong đời
    Tiếng đàn cho mẹ
    Cụ già thích yên tĩnh
    Khung cửa sổ
    Mẩu bánh mì
    Dây chuyền cuộc đời
    Chuyện về một cành nho
    Chiếc áo hạnh phúc
    Sự sẻ chia bình dị
    Con
CHƯƠNG TRÌNH VIỆT NGỮ
RADIO VERITAS: Chân Lý Á Châu'
H2O NEWS
H2O NEWS
Follow @EMTY3 Tweet
People Online Thành viên online:
Visitors Nối kết trực tuyến: 134
Members RSS Feeders: 177
Total Users Tổng cộng: 311
  BBT: Offline
Last 7 days: 57.475
Số lượt truy cập:
5.651.520

WEBSITES KẾT NỐI

  • CÁC GIÁO PHẬN CÁC GIÁO PHẬN
      • Hội đồng Giám mục Việt Nam
      • Tổng Giáo phận Hà Nội
      • Tổng Giáo phận Huế
      • Tổng Giáo phận Sài Gòn
      • Giáo phận Ban Mê Thuột
      • Giáo phận Bắc Ninh
      • Giáo phận Cần Thơ
      • Giáo phận Đà Nẵng
      • Giáo phận Đà Lạt
      • Giáo phận Hải Phòng
      • Giáo phận Lạng Sơn
      • Giáo phận Long Xuyên
      • Giáo phận Mỹ Tho
      • Giáo phận Nha Trang
      • Giáo phận Phan Thiết
      • Giáo phận Thái Bình
      • Giáo phận Thanh Hoá
      • Giáo phận Vinh
      • Giáo phận Vĩnh Long
      • Giáo phận Kontum
      • Niên giám các giáo phận - Anh ngữ
      • Giáo phận Phát Diệm
      • Giáo phận Qui Nhơn
  • WEBSITES KHÁC WEBSITES KHÁC
      • Đại hội GTTG Marid 2011
      • Đại hội GTTG Rio 2013
      • HĐGH về Giáo Dân
      • Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
      • Pope2You
      • Tự học php
      • Vatican
      • Youtube - Vatican
Từ Điển Online:     

Everything Meaning To You

Email: [email protected]

Website: emty.org

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@