Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô Facebook NewsFeed -
TIN TỨC - SỰ KIỆN > Giáo Hội Toàn Cầu
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 20/11/2012 - 12:40:10)
A  A  A
Cuộc khủng hoảng luân lý của nền văn minh Tây Âu

Phỏng vấn ông Mario Tronti, chính trị gia, và Giáo sư Vittorio Possenti


Trong các ngày vừa qua, các ông Pietro Barcelona, Paolo Sorbi, Mario Tronti và Giuseppe Vacca, đã cho xuất bản cuốn sách tựa đề “Khẩn trương nhân chủng học: Cho một liên minh mới giữa các tín hữu và những người không tín ngưỡng”. Cuốn sách gồm các đóng góp suy tư phát xuất từ bức thư ngỏ, mà bốn người đã cho đăng trên nhật báo Tương Lai, cơ quan ngôn luận chính thức của Hội đồng Giám mục Italia, số ra ngày 10-10-2011. Lá thư kêu gọi đối thoại giữa đảng Dân Chủ và thế giới Công giáo, khởi hành từ các vấn đề nóng bỏng nhất của lĩnh vực luân lý sinh học và nhân chủng học, đã được Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI đề cập tới trong giáo huấn của người.


Sau đây, chúng tôi xin gửi tới quý vị một số nhận định của ông Mario Tronti, chính trị gia, và Giáo sư Vittorio Possenti. Ông Mario Tronti là một trong các người cha của phong trào công nhân Italia, hoạt động trong lĩnh vực chính trị và trí thức, và năm 1992 đã trở thành thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ cánh tả. Ông cũng từng là Giáo sư Triết học Luân lý và Triết học Chính trị Đại học Siena, trung bắc Italia, và là tác giả nhiều sách như “Công nhân và tư bản” (1966), “Sự tự trị của nhà chính trị” (1977), “Chính trị chiều tà” (1998) và “Từ thái cực có thể” (2011). Ngoài ra, ông cũng cộng tác với nhiều nguyệt san như “Tầng lớp công nhân” và “Phòng thí nghiệm chính trị”. Đặc thái của ông là dấn thân trong cuộc đối thoại giữa truyền thống mác xít và các tư tưởng gia thuộc nhiều khuynh hướng khác nhau, trong đó có Ernst Juenger và Carl Schmitt.


Ông Vittorio Possenti là Giáo sư Triết lý Chính trị Đại học Venezia, bắc Italia, chuyên về triết lý siêu hình và duy bản vị. Là nhà trí thức Công giáo nổi tiếng, ông là thành viên của Uỷ ban Luân lý Sinh học Italia, của Hàn lâm viện Khoa học Toà Thánh, và của Hàn lâm viện Toà Thánh Thánh Toma. Ông cũng là tác giả của nhiều sách như: “Giữa sự tục hoá và Kitô giáo mới” (1986), “Vượt ngoài thuyết duy quang luận” (1992), “Thiên Chúa và sự dữ” (1995), “Chuyến hải hành thứ ba: Chủ thuyết hư vô và siêu hình học” (1998), “Nguyên lý - Bản vị con người” (2006), và “Chủ thuyết hư vô pháp lý” (2012).


Hỏi: Thưa Giáo sư Tronti, nhân chủng học là vấn đề “vô thời gian”. Vậy tại sao giáo sư lại coi nó là “sự khẩn trương”?


Đáp: Chính hoàn cảnh ngày nay thúc đẩy chúng tôi đề cập tới các vấn đề nhân chủng học với một sự sâu đậm trước đây chưa được biết tới. Càng ngày người ta càng có cảm tưởng đang sống trong trung tâm của một cuộc khủng hoảng không chỉ là kinh tế tài chính, nhưng còn liên quan tới các ràng buộc xã hội và đang trở thành một cuộc khủng hoảng của nền văn minh, bắt buộc chúng ta phải tính sổ với các tiến trình văn minh hoá của quá khứ. Tôi đặc biệt nghĩ tới các hình thức thái qúa của sự tục hoá, đã bỏ rơi con người cho chính nó, và khiến cho các tương quan của con người trở thành tồi tệ. Đó là sự khẩn trương mà chúng tôi đã nói đến trong bức thư ngỏ.


Hỏi: Vậy thì làm thế nào để thoát ra khỏi tình trạng này, thưa Giáo sư?


Đáp: Cần phải làm cho các nền văn hoá và các nhạy cảm khác nhau giao thoa với nhau trở lại, và nhất là phải dời sự chú ý tới các đề tài mà giới công nhân vẫn làm từ lâu, sang phía tả, là phía đã bỏ bê lơ là với các đề tài này từ quá lâu.


Trong các nghiên cứu của mình, tôi đã luôn luôn quy chiếu về lý thuyết và triết học chính trị. Và trong các thập niên cuối này, nhờ một số kinh nghiệm, tôi đã hiểu ra rằng không thể giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị với các lý lẽ của chính trị. Từ đó tôi bắt đầu chú ý tới nền thần học chính trị.


Hỏi: Thưa Giáo sư Possenti, Giáo sư nghĩ sao về điều này?


Đáp: Đúng vậy, ngày nay có một cuộc khủng hoảng khẩn trương, nhưng nó đã bắt đầu trước các hiện tượng mà chúng ta đang sống. Trong một giai đoạn nào đó nhân loại đã tìm cách xây dựng các lý do sự chung sống của mình trên một loại thoả thuận xã hội và kiểm soát luân lý, đạt điểm cao trong Tuyên ngôn về Nhân quyền. Một chứng tá quan trọng của sự kiện này đã là diễn văn, mà triết gia kiêm tư tưởng gia người Pháp Jacques Maritain đã đọc tại thành phố Mêhicô năm 1947, nhân đại hội khoáng đại đầu tiên của tổ chức UNESCO. Ông nói rằng mặc dù có các khác biệt hiện diện sau thế chiến, vẫn có thể đi đến một thoả thuận cụ thể liên quan tới các giá trị nền tảng, dựa trên ý niệm về phẩm giá con người. Trong 60 năm qua, giả thiết do triết gia Maritain thiết định, và trên thực tế đã được Bản tuyên Ngôn nhân quyền thừa nhận, đã bị giảm thiểu ít nhất một phần. Ngày nay chúng ta bị bó buộc phải ghi nhận sự thất bại trong nỗ lực xây dựng một nền luân lý đạo đức công cộng, dựa trên các yếu tố thuộc loại luân lý chính trị triệt để. Nếu thực sự muốn tìm một mẫu số chung tối thiểu, cần phải lui lại đàng sau, và chứng thực trên bình diện nhân chủng học, là bình diện duy nhất có thể cống hiến một nền tảng đáng tin cậy giúp đương đầu với các vấn nạn lớn hiện nay.


Hỏi: Giáo sư có thể cho vài thí dụ không?


Đáp: Trước hết là lĩnh vực kinh tế. Từ thời Tổng thống Ronald Reagan và bà Thủ tướng Margueret Thatcher nó đã hoạt động qua việc tuyệt đối cởi trói cho các đòn bẩy tài chính, bằng cách biến cả chính trị thành một kẻ tuỳ thuộc chế độ tư bản tài chính. Nhưng ván bài định đoạt là trong việc quản lý cuộc sống sinh học chính trị, trong đó người ta đối chiếu với một sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, mà cả luân lý đạo đức xem ra cũng không đủ khả năng kiểm soát. Khi chúng ta phải thiết định đối xử với phôi thai như thế nào, trước hết chúng ta phải thiết định xem mình đang đứng trước một cục tế bào hay một bản vị con người. Tuỳ theo lập trường nhân chủng học mà chúng ta có, các hậu quả luân lý rất khác nhau, lại còn xung khắc với nhau nữa là đàng khác.


Hỏi: Nhưng chính trong các vấn đề này cánh tả ở Italia đã thờ ơ trong thời gian rất lâu, có đúng thế không, thưa Giáo sư Tronti?


Đáp: Hơn là trường hợp của Italia tôi thấy có một sự quỵ luỵ bầu khí thống trị của toàn Tây phương. Quan niệm về “con người kinh tế” không thôi đã giảm thiểu một nửa con người rồi. Phong trào công nhân đã đề nghị giải thoát giới công nhân khỏi các máy móc. Giờ đây với quan niệm về “con người kỹ thuật”, sự nô lệ lại còn tinh vi hơn, khiến cho tính cách nhân bản lại càng giảm thiểu hơn nữa. Trong khi đó thì các ý thức hệ phân tán, và chúng ta tin rằng mình sống sau khi các câu chuyện lớn kết thúc; và chúng ta đã quen với một câu chuyện rất tiếc đã có từ lâu: đó là câu chuyện cho rằng thế giới không thể biến đổi được và con người phải hạn chế chấp nhận tình trạng có sẵn đó. Hậu quả là có một tâm tình bài ý thức hệ, con đẻ của vài ảo tưởng nào đó của thập niên 1960. Lương tâm con người thay đổi, nhưng chỉ trong một cách thức bản năng, theo các hướng dẫn của các nền văn hoá tuyệt đối và giải phóng giả tạo, theo đó chỉ có quyềm lợi của tập thể chứ không có quyền lợi của cá nhân. Phe tả đã không bao giờ có khả năng nhận ra sự lạc hướng này: khi xoá bỏ giới hạn, nó cũng khiến cho mọi tương quan với tập thể trở thành hư không. Chính vì sự bất lực đó mà phe tả Italia ngày nay không còn có thể nhận ra mình trên bình diện người dân thường nữa. Nó được tầng lởp trung bình chấp nhận, nhưng đã đánh mất đi sự tiếp xúc với các nền văn hoá bình dân còn sống tại Italia.


Hỏi: Thưa Giáo sư Possenti, Giáo sư có đồng ý với những nhận xét của Giáo sư Tronti hay không?


Đáp: Tôi hoàn toàn đồng ý với phân tích này, đặc biệt là các nhận xét về sự kiện thiếu chiều kích bình dân của thế giới chính trị Italia. Bắt đầu từ thập niên 1980 đã có các tiến trình khác nhau dẫn đưa tới các cắt chặt đau đớn đối với các nền văn hoá cuộc sống của người dân Italia. Nói chung, người ta đã đánh mất đi ý thức về sự tuỳ thuộc chung, một phần cũng vì các phương tiện truyền thông xã hội tấn công, làm mất đi nhiều điểm quy chiếu truyền thống. Quảng trường công cộng trống rỗng đi một số các giả thiết hiện sinh và bị thống trị bởi một diễn văn rỗng tuếch, ít chú ý tới cuộc sống thực tế của con người và của các nhóm xã hội. Rất tiếc, như Giáo sư Tronti đã nhận xét, nền chính trị không dựa trên chính mình, và thay vì lo cho công ích thì lại là thái độ trâng tráo không biết xấu hổ, khiến cho người ta hầu như nuối tiếc thời xảy ra các vụ gian tham, hối lộ. Nhưng đây cũng là một hậu quả của tâm thức thông thường, theo đó chỉ có cá nhân bây giờ và ở đây là quan trọng, còn người ta bỏ hết mọi lo lắng đối với các người khác và đối với ngày mai.


Hỏi: Nghĩa là có một sự liên minh sắt thép giữa sa mạc các ý thức hệ và sự tục hoá đang lan tràn, có phải thế không, thưa Giáo sư?


Đáp: Vâng, với một ý thức trách nhiệm chính xác của nền văn hoá cấp tiến ca tụng cá nhân với mục đích bảo vệ các quyền lợi, nhưng lại không phân biệt giữa các quyền lợi, các yêu sách và các ước mong. Phe tả đã để cho mình bị ô nhiễm bởi thái độ này, bằng cách bám víu vào việc bảo vệ các quyền lợi nhưng lại lơ là mọi quy chiếu về bổn phận. Ngoài ra, cả nền văn hoá tự do cũng đã cho thấy sự thiếu sót của nó, khi chỉ tập trung vào quyền tự do. Đó là điều tốt rồi, nhưng không phải là tất cả. Chẳng hạn quyền có công ăn việc làm không phải là một quyền tự do, cũng không phải là quyền sống. Chính trên nền tảng này của thực tại cần phải suy tư trở lại những điều mà tôi thích gọi là “các nguyên tắc không thể khước từ được”, là nền tảng học thuyết xã hội của Giáo Hội.


Hỏi: Thưa giáo sư Tronti, có phải đây cũng là các nguyên tắc được tán đồng bởi các người “mác xít chấp nhận giáo huấn của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI” ký tên trong bức thư ngỏ đăng trên nhật báo Avvenire hồi năm ngoái hay không?


Đáp: Ngoài kiểu gọi rất là nhà báo và hữu hiệu trên đây mà tôi chấp nhận, còn có ý muốn của chúng tôi nhắc tới một ý tưởng phe tả mạnh mẽ, ý thức về các lý do và có khả năng đối chiếu với các nền văn hoá khác nhau.


Liên quan tới Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI, mà người ta thường cho là “bảo thủ”, thì đây là một cách hiểu hoàn toàn sai lầm về giáo huấn của ngài. Điểm chính nơi Đức Ratzinger là chiều kích công cộng của kinh nghiệm đức tin. Thay vì hài lòng với các điều tầm thường chung chung, các nền văn hoá phe tả phải nâng mình lên cao tới mức độ này và chấp nhận đối chọi trên lĩnh vực của các “nguyên tắc bất khả nhượng”. Nhưng vấn đề đến từ xa lắm và nó đã bắt đầu ngay trong tư tưởng của Karl Marx rồi. Tuy nhiên, thời gian càng qua đi, người ta lai càng nhận ra rằng bất cứ kinh nghiệm biến đổi thực tại nào cũng không thể tách rời khỏi yếu tố tinh thần hiện diện trong mỗi người. Theo như tôi thấy, có mối dây nối kết rất chặt chẽ giữa sự siêu việt và cách mạng, miễn là hiểu từ cách mạng trong chiều kích rộng rãi của nó.


Hỏi: Còn với Giáo sư Possenti thì sao?


Đáp: Trong Thông điệp ”Spe Salvi” Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã mời gọi duyệt xét lại các biến cố của các thế kỷ cuối cùng như cố gắng xây dựng một “vương quốc của con người”, trong đó không còn có một niềm hy vọng kiểu đối thần nữa. Hồi thế kỷ thứ XIX phong trào chủ nghĩa xã hội đã lựa chọn bằng cách chấp nhận chủ nghĩa duy vật lịch sử của Marx và Engels như bảo đảm khoa học, nghĩa là như lý thuyết giải quyết mầu nhiệm của lịch sử. Ảo tưởng này ngày nay buộc chúng ta phải sống trong một cánh đồng thực tại rất hạn hẹp, trong đó chỉ có các hệ thống máy móc dễ điều khiển là có giá trị mà thôi, như hệ thống máy móc biến đổi luân lý kinh tế thành luân lý đại đồng. Để vượt thắng quan niệm cắt ngắn này của con người và của xã hội cần phải mở ra trở lại nhiều cánh cửa và nhiều không gian. Và ở điểm này thì một nền luân lý đạo đức được chia sẻ không đủ nữa. Cần phải có một chủ thuyết nhân bản được chia sẻ. Một nền nhân chủng học có mục đích thắng vượt sự khẩn trương.


(Avvenire 31-10-2012)



Linh Tiến Khải

Nguồn: RV

Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:
X

Cuộc khủng hoảng luân lý của nền văn minh Tây Âu

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến  
 
ĐIỂM NỔI BẬT
TIN - BÀI KHÁC   300 đề mục mới nhất:
  Cha Bề trên Tổng quyền Dòng Phanxicô, tân Chủ tịch Hiệp hội các Bề trên Tổng quyền dòng nam | G. Trần Đức Anh OP
  Việc tấn phong hồng y mới tăng tầm ảnh hưởng của Mỹ tại Vatican | Hùng Nguyễn
  ĐGH Bênêđictô XVI đang quốc tế hóa và trẻ trung hoá Hồng y đoàn | Mai Tâm
  Đức Thánh Cha chủ sự công nghị tấn phong 6 Hồng y mới | G. Trần Đức Anh OP
  Đức Thánh Cha kêu gọi gia tăng quan tâm mục vụ dân biển | G. Trần Đức Anh OP
  Đức Thánh Cha bổ nhiệm tân Giám quản Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành | G. Trần Đức Anh OP
  Thêm một trung tâm đối thoại liên tôn và liên văn hoá | Huy Hoàng
  Hang đá Giáng sinh tại Vatican có thể gồm các loài vật không hiện diện lúc Chúa sinh ra | Mai Trang
  Công giáo và Hồi giáo hợp tác thúc đẩy công lý | Minh Đức
  Đức Thánh Cha kêu gọi các nhà giam chu toàn chức năng cải huấn | G. Trần Đức Anh OP
  Đức Thánh Cha đề cao vai trò của nghệ sĩ như chứng nhân về vẻ đẹp đức tin | G. Trần Đức Anh OP
  Anh giáo và Công giáo: Cùng nhau thi hành sứ vụ | Minh Đức
  Đức Thánh Cha kêu gọi hoà bình cho Israel và Palestine | G. Trần Đức Anh OP
  Trung Quốc in Kinh Thánh nhiều nhất
  Linh mục phục vụ ‘những người bé nhỏ nhất’ ở Philippines
  Xuất bản cuốn sách "Thời thơ ấu của Đức Giêsu" do Đức Thánh Cha biên soạn | G. Trần Đức Anh OP
  Vai trò của Thánh nhạc trong việc loan báo Tin Mừng | Thành Thi
  Kinh Thánh tiếng bản địa giúp phục hồi bản sắc văn hoá ở Đài Loan
  Việc tái truyền giảng Tin Mừng cho người di cư và lưu động | Linh Tiến Khải
  Hội nghị Quốc tế về Tông đồ Biển | G. Trần Đức Anh OP
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
TIN THẾ GIỚI
Người Shia ở Pakistan bảo vệ các nơi thờ tự khỏi tấn công khủng bố
Giới trẻ Shia trên khắp Pakistan vừa trang bị vũ khí để bảo vệ các nơi thờ tự trong tháng Muharram - tháng thứ nhất theo lịch Hồi giáo, giữa lúc bạo lực leo thang trong tuần trước nhắm vào cộng đồng Hồi giáo thiểu số này.','#F7F8E0', 400);" onmouseout="hideddrivetip();" href="ViewNewsDetail.aspx?tabid=200&NewsPK=12350&mid=371">Người Shia ở Pakistan bảo vệ các nơi thờ tự khỏi tấn công khủng bố
Myanmar: Liên Hiệp Quốc kêu gọi trợ giúp Rakhine
Liên Hiệp Quốc ở Myanmar vừa kêu gọi tài trợ thêm khẩn cấp để giải quyết tình hình nhân đạo ở bang Western Rakhine sau bạo lực giáo phái gần đây.','#F7F8E0', 400);" onmouseout="hideddrivetip();" href="ViewNewsDetail.aspx?tabid=200&NewsPK=12320&mid=371">Myanmar: Liên Hiệp Quốc kêu gọi trợ giúp Rakhine
Ấn Độ xử tử kẻ tấn công Mumbai
Mohammed Ajmal Amir Kasab, tay súng duy nhất bị bắt sống sau các vụ tấn công khủng bố ở Mumbai năm 2008, đã bị treo cổ tại Pune hồi sáng sớm ngày 21-11 theo án tử hình đã được công bố.','#F7F8E0', 400);" onmouseout="hideddrivetip();" href="ViewNewsDetail.aspx?tabid=200&NewsPK=12319&mid=371">Ấn Độ xử tử kẻ tấn công Mumbai
Bà Suu Kyi của Myanmar được bổ nhiệm làm đại sứ của Liên Hiệp Quốc
Hôm 20-11, Liên Hiệp Quốc công bố lãnh đạo phe đối lập Aung San Suu Kyi là đại sứ đặc trách chương trình HIV/AIDS của tổ chức này. Bà Suu Kyi nhận lời mời đứng đầu chương trình này trong cuộc họp với Giám đốc Điều hành UNAIDS Michel Sidibé tại thủ đô Nypyidaw, theo thông cáo của chương trình này.','#F7F8E0', 400);" onmouseout="hideddrivetip();" href="ViewNewsDetail.aspx?tabid=200&NewsPK=12317&mid=371">Bà Suu Kyi của Myanmar được bổ nhiệm làm đại sứ của Liên Hiệp Quốc
Ấn Độ bắt giam hai cư dân mạng Facebook
Vụ bắt giam hai phụ nữ ở bang Maharashtra, do chỉ trích tang lễ của chính trị gia theo chủ nghĩa dân tộc Ấn giáo Bal Thackeray trên một trang mạng xã hội, đã gây giận dữ trên cả Ấn Độ.','#F7F8E0', 400);" onmouseout="hideddrivetip();" href="ViewNewsDetail.aspx?tabid=200&NewsPK=12315&mid=371">Ấn Độ bắt giam hai cư dân mạng Facebook
TÌM HIỂU TỪ VỰNG CÔNG GIÁO
Thiện, thiền, đan
Thánh hoá, làm phép
Chức - tác vụ
Thiện
Đồng tế, Concelebration
Tâm
Tu thân
THƠ VĂN
Âm hưởng Thầy Cô | Phan Văn Phước
Nhớ ơn tổ tiên | Jos Hữu Đạt
Sức mạnh lời cầu nguyện | Giuse Nguyễn Hữu Đạt
Tín nguyện | Trầm Thiên Thu
Dưới trời mùa Thu | Phan Văn Phước
Hoa kinh | Trầm Thiên Thu
Lời kinh Thánh Mười | Antôn Lương Văn Liêm
NĂM ĐỨC TIN
Tìm hiểu Sách GLHTCG - Bài 18: Xác và hồn
Tin là gì? | Thanh Thanh
Tìm hiểu Sách GLHTCG - Bài 17: Con người
Đức tin không chống lại lý trí, nhưng cộng tác với khoa học để mưu cầu thiện ích cho con người | Linh Tiến Khải
Năm Đức Tin - Ý nghĩa và giá trị của sự đau khổ | Lm. P.X. Ngô Tôn Huấn
Tìm hiểu Sách GLHTCG - Bài 16: Trời và đất | ĐHY Christoph Schönborn
Nhân Năm Đức Tin nghĩ về đặc tính Bí tích nơi người Kitô hữu | Jos.Vinc. Ngọc Biển
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Ngày 14 tháng 10 năm Nhâm Thìn
Xem tiếp
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG
Ý Chung
Ý Truyền Giáo
LỊCH PHỤNG VỤ
Xem tin - bài theo ngày
  « Tháng Mười Một 2012 »  
CN Hai Ba Năm Sáu Bảy
28 29 30 31 1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 1
2 3 4 5 6 7 8
Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Media Online
Giới thiệu Album
LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
Nhạc và lời: Huy Phụng
Hiệu đính: Msgr. Jerome Nguyên
Xuất bản: NSII Chicago, IL.
    QUÀ TẶNG CUỘC SỐNG
      CHƯƠNG TRÌNH VIỆT NGỮ
      RADIO VERITAS: Chân Lý Á Châu'
      H2O NEWS
      H2O NEWS
      Xem thời tiết
      People Online Thành viên online:
      Visitors Nối kết trực tuyến: 156
      Members RSS Feeders: 176
      Total Users Tổng cộng: 332
        BBT: Online
      Last 7 days: 50.430
      Số lượt truy cập:
      5.881.822

      WEBSITES KẾT NỐI

      • CÁC GIÁO PHẬN CÁC GIÁO PHẬN
          • Hội đồng Giám mục Việt Nam
          • Tổng Giáo phận Hà Nội
          • Tổng Giáo phận Huế
          • Tổng Giáo phận Sài Gòn
          • Giáo phận Ban Mê Thuột
          • Giáo phận Bắc Ninh
          • Giáo phận Cần Thơ
          • Giáo phận Đà Nẵng
          • Giáo phận Đà Lạt
          • Giáo phận Hải Phòng
          • Giáo phận Lạng Sơn
          • Giáo phận Long Xuyên
          • Giáo phận Mỹ Tho
          • Giáo phận Nha Trang
          • Giáo phận Phan Thiết
          • Giáo phận Thái Bình
          • Giáo phận Thanh Hoá
          • Giáo phận Vinh
          • Giáo phận Vĩnh Long
          • Giáo phận Kontum
          • Niên giám các giáo phận - Anh ngữ
          • Giáo phận Phát Diệm
          • Giáo phận Qui Nhơn
      • WEBSITES KHÁC WEBSITES KHÁC
          • Đại hội GTTG Marid 2011
          • Đại hội GTTG Rio 2013
          • HĐGH về Giáo Dân
          • Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
          • Pope2You
          • Tự học php
          • Vatican
          • Youtube - Vatican
      Từ Điển Online:     

      Everything Meaning To You

      Email: [email protected]

      Website: emty.org

      Online since: May 2010

      Tìm kiếm nội dung
      (Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
      Tìm kiếm trong Google
      Nhấn vào >> Google Search

      Liên hệ

      Đặt làm trang chủ

      @