Thứ Bảy, ngày 16 tháng 07 năm 2011 NewsFeed   -
TIN TỨC - SỰ KIỆN > Giáo Hội Toàn Cầu
S  M  L
NHÀ NGHIÊN CỨU TÌM THẤY BẰNG CHỨNG ĐỨC GIÁO HOÀNG PIÔ XII HỖ TRỢ NGƯỜI DO THÁI
(Cập nhật: 15/07/2011 - 02:38:21)
Phóng ảnh bài viết trên tờ báo Cựu Chiến Binh Do Thái số tháng 4-1939 do William Diono khám phá
Nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng Đức Giáo hoàng Piô XII hỗ trợ người Do Thái

TTCG (Denver, Colorado, 14-7-2011, CNA) - Một chuyên gia về Đức Giáo hoàng Piô XII nói rằng những phát hiện mới cho thấy cộng đồng người Do Thái ủng hộ mạnh mẽ vị giáo hoàng trong vị thế của ngài chống lại việc bài Do Thái và hỗ trợ những quyền lợi của người Do Thái trong Chiến tranh Thế giới II.

Nhà nghiên cứu William Doino trưng dẫn bằng chứng mà ông cho là làm rõ ràng việc Đức cố Giáo Hoàng “muốn phá vỡ bức tường thành kiến chống Do Thái, chứ không phải dựng lên”.
Doino chia sẻ phát hiện độc quyền của ông với CNA, trưng ra những bài viết trên báo chí từ thập niên 1930 viết về các cựu chiến binh Do Thái Mỹ khen ngợi Đức Piô XII tôn trọng cộng đồng người Do Thái và các phong tục của họ một cách sâu sắc.

Vào tháng 4-1939, chỉ một tháng sau khi Đức Hồng y Eugenio Pacelli được bầu làm Giáo hoàng, tạp chí Cựu Chiến binh Mỹ Do Thái gọi sự lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng tân cử là “một sự hài lòng lớn lao đối với người Do Thái”. “Đức Giáo hoàng Piô XII được biết đến như một người bạn trung thành của người Do Thái”, các cựu chiến binh đã viết, ghi nhận sự thành công trong cuộc bầu cử của ngài bất chấp những nỗ lực của bọn phát xít chống người Do Thái nhằm ngăn chặn nó.

Ấn bản tháng 3-1939 của tạp chí trên cũng bày tỏ “niềm hy vọng mãnh liệt” của cộng đồng Do Thái là Đức Piô XII “sẽ có một triều đại lâu dài và thành công; rằng ngài sẽ bù đắp vào những trống rỗng về mặt tinh thần còn để lại do cái chết của vị tiền nhiệm của ngài, và ngài cũng sẽ được thánh hoá nhờ tình yêu của những giáo dân của ngài”.

Doino, người đã đóng góp rộng rãi trong một tuyển tập có tiêu đề “Cuộc Chiến Piô: Những câu trả lời cho các người chỉ trích Piô XII” (Nhà sách Lexington Books phát hành), nói rằng việc này đã được ghi nhận từ lâu rằng Đức Giáo hoàng Piô XII đã mạnh mẽ phản đối chủ nghĩa Phát xít (Fascism) và chủ nghĩa Quốc xã (Nazism) và “việc chống Do Thái đáng ghê tởm”.

Tuy nhiên - ông nói - “nghiên cứu trong thập kỷ qua còn tiết lộ nhiều hơn. Đức Pacelli không chỉ phản đối phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa toàn trị, mà ngài còn biểu lộ một sự cảm thông với đức tin và thực hành của người Do Thái”.

Một ví dụ cho việc này là cách mà Đức cố Giáo Hoàng đã làm nên một điểm lưu ý khi chuẩn bị thức ăn chay (kosher) cho những người khách Do Thái tại Vatican “ngay từ thập niên 1930, khi mối quan hệ Công giáo - Do Thái gần như không được phát triển như ngày nay”. Doino nói rằng những bài báo trên tờ Cựu Chiến binh Do Thái không phải là độc nhất mà còn có các ấn phẩm khác của người Do Thái cũng đưa ra những lời khen tương tự đối với Đức Giáo hoàng Piô XII “trước và trong triều Giáo hoàng của ngài, và đặc biệt là sau cái chết của ngài”.

Vào tháng 7-1944, ngay sau khi giải phóng Rôma, Đại hội người Mỹ Do Thái công khai ca ngợi Vatican về việc cung cấp thực phẩm chay (kosher) cho người Do Thái đang được che chở trong các cơ sở Công giáo trong thời gian Đức chiếm đóng Rôma. Doino nói rằng những phát hiện này không làm người ta ngạc nhiên nhiều từ khi Đức Hồng y Pacelli vào lúc đó đã can thiệp để ngăn chặn một luật chống-ăn chay (anti-kosher) ở Ba Lan vào năm 1938. Giả như luật này được thông qua, nó sẽ cấm thực hành những nghi thức Do Thái, và tạo nên một “cuộc đàn áp thực sự đối với người Do Thái”, như lời Đức Giáo hoàng Piô XII đã viết vào thời điểm đó.

“Nếu bạn xem xét cuộc sống của Pacelli, bạn sẽ sớm thấy tình bạn của ngài với các bạn học người Do Thái; việc đánh giá cao nền thần học Do Thái; sự hỗ trợ cộng đồng người Do Thái ở Mỹ khi ngài đến thăm vào năm 1936; sự cảm thông với Dân tộc Do Thái tại Đất Thánh, và sự cởi mở đối với khát vọng thành lập nhà nước Do Thái của họ - từ rất lâu trước khi Israel được thành lập; và sự khẳng định về người Do Thái và Do Thái giáo”, Doino nói.

Sau đó vào năm 1941, “khi các cuộc bách hại chống Do Thái đã vào giai đoạn tồi tệ nhất” - Doino nói - một người tị nạn Do Thái đã đến thăm Vatican và van xin Đức Giáo Hoàng can thiệp cho các anh em của ông đang bị đàn áp, là những người đã bị đắm tàu và bị cầm tù trên một hòn đảo do phát xít kiểm soát.

Đức Giáo hoàng Piô XII không chỉ hứa với người thanh niên về sự hỗ trợ của ngài, nhưng ngài còn nói trước đám đông rằng người này cũng xứng đáng như mọi con người khác, và ngài khuyến khích anh ta “hãy luôn tự hào là một người Do Thái”. Người thanh niên tị nạn đó rất xúc động về cuộc gặp gỡ này mà sau này ông đã viết một bài tường thuật về cảm nghiệm cá nhân không thể quên cho tờ Palestine Post”, Doino kể lại.

Cuối năm đó, Đức Piô XII đã công bố thông điệp đầu tiên của ngài, “Summi Pontificatus”, thông điệp “lên án nạn phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa toàn trị, và đồng thời nhấn mạnh đến sự hiệp nhất của nhân loại, cũng như thể hiện tình đoàn kết với người không Công giáo”, vị chuyên gia nhắc lại.

Nghiên cứu của Doino được biết đến ngay sau khi Đại sứ Israel tại Vatican, Mordechai Lewy, làm dấy lên cuộc tranh cãi ở Israel và ở nước ngoài bằng việc ca ngợi Đức Giáo hoàng Piô XII đã giúp đỡ người Do Thái trong suốt cuộc Tàn sát người Do Thái.

Khi việc gợi lại những lời chỉ trích từ các nhóm người Do Thái, Đại sứ cho biết vào hôm 27/6 - ít ngày sau khi ông đưa ra những nhận xét tích cực về Đức cố Giáo Hoàng - rằng những lời nhận xét của ông là “quá sớm” xét về mặt lịch sử. Tuy nhiên, Doino bày tỏ sự ủng hộ Đại sứ Lewy và hoan nghênh lời phát biểu của ông như là một cơ hội khơi lại việc đối thoại về vấn đề này. Ông cũng nói rằng ông đang mong đợi việc công bố công khai những văn khố lưu trữ còn lại về thời chiến của Vatican.

Doino ám chỉ đến “những sự hướng dẫn và khám phá đầy ý nghĩa” từ “ít nhất là nửa tá các chuyên viên hàng đầu về Đức Giáo hoàng Piô XII, những người đang tham gia vào việc nghiên cứu lịch sử tiết lộ sự hỗ trợ tích cực của Đức Giáo hoàng Piô XII đối với cộng đồng người Do Thái cả trước và sau khi ngài trở thành Giáo hoàng”.

“Ý tưởng cho rằng ngài là một lãnh đạo Công giáo khép kín, thờ ơ với những mối quan tâm của người Do Thái, là chuyện huyền thoại hoàn toàn - một hình ảnh mà may mắn thay đang được các học giả hiện đại đảo ngược”, ông nói.


Hùng Nguyễn

 
TIN - BÀI KHÁC   300 đề mục mới nhất:
  Tân Sứ thần Toà Thánh tại Philippines muốn xem xét việc lạm dụng nhân quyền
  Vụ truyền chức giám mục tại Sán Đầu gây đau đớn và lo âu cho Giáo Hội | Linh Tiến Khải
  Chủ tịch HĐGH Cor Unum: Hiệp thông với Giáo Hội trên nền tảng bác ái | Nghi Ân
  Thảm cảnh của tín hữu Công giáo Bosnia Erzegonvina | Linh Tiến Khải
  ĐHY Turkson nói về sự kiện tại Assisi: Tôn giáo chính là chìa khoá cho hoà bình | Nghi Ân
  Người Argentina tổ chức cuộc tuần hành bảo vệ sự sống bên ngoài toà nhà quốc hội | Mai Trang
  Hoa Kỳ: Thẩm phán bang Illinois ngăn chặn nỗ lực của tiểu bang nhằm cấm các tổ chức bác ái Công giáo nuôi dưỡng trẻ mồ côi | Hùng Nguyễn
  Tín hữu Công giáo Hồng Kông biểu tình phản đối các vụ truyền chức giám mục bất hợp pháp | Linh Tiến Khải
  Cơn sốt vàng và nạn tàn phá môi sinh tại Châu Mỹ Latinh | Linh Tiến Khải
  “Bước thụt lùi” trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Toà Thánh Vatican | PV
  ĐTC Bênêđictô XVI bày tỏ sự thương tiếc trước cái chết của Otto Von Habsburg | Nghi Ân
  Hội đồng Toà Thánh Tái Truyền giảng Tin Mừng phát động chiến dịch truyền giáo tại các thành phố lớn | Linh Tiến Khải
  Nạn khai thác nông dân nô lệ tại Pakistan | Linh Tiến Khải
  Hiện tình chính trị xã hội và tôn giáo tại Zimbabwe | Linh Tiến Khải
  Lãnh đạo Cor Unum: Người nghèo thiếu vắng Thiên Chúa hơn là thiếu thốn lương thực và áo quần | Nghi Ân
  Thế kỷ 21 là “thế kỷ của Chúa”!? | Nghi Ân
  ĐH Thánh Thể Atlanta: Những câu chuyện minh chứng đức tin lướt thắng mọi nghịch cảnh | Hùng Nguyễn
  ĐTC tiếp phái đoàn quốc tế thân nhân các con tin của nạn cướp biển | Linh Tiến Khải
  Trung Quốc: Giám mục thụ phong bí mật được trả tự do | Trầm Thiên Thu
  3 chữ “M” của đời sống linh mục | Nghi Ân
  ĐTC: Thiên Chúa tôn trọng sự tự do và không bắt buộc chúng ta tin nơi Người | Linh Tiến Khải
  Tân quốc gia Nam Sudan trước các thách đố tương lai | Linh Tiến Khải
  Bản thảo vô giá thời Trung Cổ tại Nhà thờ Chính toà Tây Ban Nha bị đánh cắp | Hùng Nguyễn
  ĐGH Bênêđictô XVI bắt đầu kỳ nghỉ hè bận rộn của ngài tại Castel Gandolfo | Mai Trang
  Phê chuẩn Thoả thuận giữa Cộng hoà Azerbaijan và Toà Thánh | Mai Trang
  Bộ Truyền giáo đệ trình lên Đức Thánh Cha Bản đồ Giáo phẩm ấn bản lần thứ VI | Linh Tiến Khải
  Công bố sứ điệp Ngày Quốc tế Du lịch 2011 | Linh Tiến Khải
  Các giám mục Trung và Bắc Mỹ lo lắng cho người di cư | Mai Trang
  Hội Truyền giáo Maryknoll kỷ niệm 100 năm đặt chân đến Trung Quốc | Nghi Ân
  Đức Thánh Cha thăm toà báo Quan sát viên Rôma | Linh Tiến Khải
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
NGHỆ THUẬT - PHIM - ẢNH

HÌNH ẢNH ĐẸP

Photo

Album: Ảnh Đẹp
< July 2011 >
Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat
26 27 28 29 30 1 2
3 4 5 6 7 8 9
10 11 12 13 14 15 16
17 18 19 20 21 22 23
24 25 26 27 28 29 30
31 1 2 3 4 5 6
More... (All Collections)
H2O NEWS

Everything Meaning To You!

Email: [email protected]

Website: emty.org

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@