Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô Facebook NewsFeed -
VĂN KIỆN > Các Giáo Hoàng
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 30/10/2012 - 14:07:03)
A  A  A
Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Quốc tế Di dân và Tị nạn lần thứ 99
“Cuộc Lữ hành của Đức tin và Hy vọng” là chủ đề được Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI chọn nhân dịp kỷ niệm lần thứ 99 Ngày Quốc tế Di dân và Tị nạn (2013). Thánh lễ này sẽ được tổ chức vào Chúa Nhật, ngày 13-1-2013. Sau đây là toàn bộ sứ điệp của Đức Thánh Cha.

Anh chị em thân mến!

Công đồng Vatican II trong Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội trong Thế giới ngày nay đã nhắc nhở rằng “Giáo Hội đồng tiến với toàn thể nhân loại” (số 40). Do đó, “vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ” (Ibid, số 1). Tôi tớ Chúa, Đức Phaolô VI, đã nhắc lại những lời này khi ngài gọi Giáo Hội là một “chuyên gia về nhân loại” (expert in humanity) (Populorum Progressio, 13); và Chân phước Gioan Phaolô II cũng làm điều tương tự khi ngài trình bày rằng, con người “là con đường mà Giáo Hội phải đi để hoàn thành sứ mệnh của mình... Con đường do chính Chúa Kitô vạch ra” (Thông điệp Centesimus annus - Bách chu niên, số 53). Tiếp bước các vị tiền nhiệm, trong Thông điệp Caritas in Veritate - Bác ái trong Chân lý, tôi đã nhấn mạnh: “Chân lý đầu tiên là toàn thể Giáo Hội, khi rao giảng, cử hành Bí tích Thánh Thể và hoạt động trong bác ái, trong toàn thể bản chất và hoạt động của mình, phải nhằm vào việc thúc đẩy sự phát triển toàn vẹn con người” (số 11). Giờ đây, tôi đang nghĩ về hàng triệu người nam và người nữ, vì những lý do khác nhau, đã trải qua những kinh nghiệm di dân. “Di dân quả là một hiện tượng đáng báo động vì số đông những người di dân, vì những vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị, văn hoá và tôn giáo mà hiện tượng di dân đặt ra, và vì những thách đố bi thảm mà hiện tượng này đặt ra cho các cộng đồng quốc gia và quốc tế” (ibid, số 62), vì “mỗi người di tản là một nhân vị, có những quyền lợi bất khả xâm phạm mà mọi người phải tôn trọng trong mọi hoàn cảnh” (ibid).

Vì lý do này, tôi đã chọn để dâng hiến Ngày Quốc tế Di dân và Tị nạn năm nay với chủ đề: Di dân: Cuộc lữ hành của Đức tin và Hy vọng. Cùng với những cử hành đánh dấu 50 năm khai mạc Công đồng Vatican II và 60 năm công bố Tông huấn “Gia đình Xa cách” (Exsul Familia, 1952), thì đây cũng là thời điểm mà toàn thể Giáo Hội đang long trọng cử hành Năm Đức Tin cũng như can đảm đón nhận những thách đố trong sứ mạng Tân Phúc Âm hoá.

Đức tin và hy vọng là những yếu tố không thể tách rời trong trái tim của những người di dân, những người có một khao khát thẳm sâu về đời sống tốt hơn nên và cố gắng để bỏ lại sau lưng mình sự vô vọng của một tương lai không hứa hẹn. Trong suốt hành trình của mình, nhiều người trong số họ được nuôi dưỡng bởi một sự tín thác sâu xa vào Thiên Chúa, Đấng chưa bao giờ từ bỏ con mình. Sự xác tín này sẽ phần nào làm vơi đi nỗi đau của sự chia ly và rời bỏ, và thậm chí còn trao cho họ niềm hy vọng vào một ngày nào đó họ sẽ trở về chính quê hương của mình. Đức tin và hy vọng là những tài sản quý giá mà những người di dân mang theo mình, họ biết rằng với chúng, họ có thể “đối diện với hiện tại, một hiện tại cho dẫu là đầy bi kịch, nhưng vẫn có thể được sống và được đón nhận nếu nó dẫn chúng ta đến một mục tiêu, nếu chúng ta chắc chắn về mục tiêu này, và nếu mục tiêu này đủ lớn để minh chứng cho hành trình của chúng ta” (Thông điệp Spe Salvi, số 1).

Trong địa hạt rộng lớn của việc di dân, Giáo Hội đã diễn tả sự quan tâm mẫu tử của mình trong những cách thế khác nhau. Một mặt, nơi những người di dân, Giáo Hội thường phải chứng kiến tình trạng nghèo khó và những đau khổ lớn lao gắn liến với việc di dân, và kèm theo đó là những trạng huống đầy đau khổ và bi kịch. Điều này đã thúc đẩy Giáo Hội thiết lập các chương trình nhắm đến việc đáp những nhu cầu cấp bách ngang qua sự trợ giúp đầy quảng đại của các nhân cũng như các tổ chức: các tổ chức và phong trào thiện nguyện, các tổ chức của các giáo phận cũng như các giáo xứ trong sự hợp tác với tất cả những người thiện chí. Giáo Hội cũng làm việc để nhấn mạnh đến những khía cạnh tích cực của nó, về những tiềm năng cũng như những nguồn lực mà việc di dân mang lại. Cùng với những đường hướng này, các chương trình và các trung tâm đón tiếp người di dân được thiết lập để giúp đỡ và nâng đỡ những người di dân, những người tìm kiếm nơi ở mới và những người tị nạn, giúp họ hội nhập trọn vẹn vào trong một bối cảnh xã hội và văn hoá mới mà không xao nhãng chiều kích tôn giáo, vốn là một yếu tố nền tảng trong đời sống của mọi người. Thật vậy, chính vì chiều kích tôn giáo này mà Giáo Hội, được uỷ thác bởi Đức Kitô, phải dấn thân và quan tâm một cách đặc biệt đến sứ mạng này: đây được xem là nhiệm vụ quan trọng và đặc biệt nhất của Giáo Hội. Đối với các Kitô hữu đến từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới, việc lưu tâm đến chiều kích tôn giáo cũng bao hàm việc đối thoại đại kết và việc quan tâm đến các cộng đoàn mới. Trong khi đó, đối với tín hữu Công giáo, bên cạnh các điều khác, bên cạnh thiết lập một cơ cấu mục vụ mới thì cũng cần diễn tả lòng kính trọng đối với các nghi lễ khác nhau để khích lệ việc tham gia trọn vẹn vào đời sống cộng đoàn Giáo Hội địa phương. Việc thăng tiến đời sống con người thường gắn liền với sự hiệp thông về đời sống thiêng liêng, một chiều kích mở ra một sự hoán cải đích thực và mới mẻ hướng đến Thiên Chúa, Đấng cứu độ duy nhất của thế giới (Tông thư Tự sắc Porta Fidei, số 6). Giáo Hội thường trao ban những món quà quý giá khi Giáo Hội hướng dẫn con người gặp gỡ Đức Kitô, một cuộc gặp gỡ mở ra con đường tới một niềm hy vọng chắc chắn và giá trị.

Trong khi quan tâm đến nhu cầu những người di dân và tị nạn, Giáo Hội và các tổ chức thuộc Giáo Hội tránh việc chỉ đơn thuần cung cấp các dịch vụ đức ái. Những người di dân và tị nạn được mời gọi để đẩy mạnh tiến trình hội nhất đích thực vào trong một xã hội nơi mà họ sẽ là các thành viên hoạt động tích cực và có trách nhiệm đối với ích chung, đồng thời đóng góp một cách đầy sáng tạo và chia sẻ một cách đúng đắn các quyền cũng như nghĩa vụ trong xã hội đó. Những người di dân mang theo mình một cảm thức về sự tin tưởng và hy vọng. Cảm thức này đã truyền cảm hứng và nâng đỡ họ trên hành trình tìm kiếm một đời sống tốt đẹp hơn, chứ họ không chỉ đơn thuần tìm cách thăng tiến về điều kiện tài chính, xã hội cũng như chính trị. Thật đúng khi nói rằng, kinh nghiệm của người di dân khởi đi từ nỗi sợ, một cách đặc biệt khi họ phải gánh chịu cảnh bắt bớ hay bạo lực, và trong nỗi đau thương này họ đã phải lìa bỏ gia đình và tài sản mà mình đã sở hữu để đảm bảo sự sinh tồn của mình. Tuy vậy, những đau thương và những mất mát lớn lao và đôi lúc thậm chí còn là một sự mất định hướng trước một tương lai bất định, tất cả điều này cũng không thể huỷ diệt được ước mơ xây dựng một cuộc sống mới nơi một quốc gia mới với niềm hy vọng và can đảm. Thực vậy, những người di dân tin tưởng rằng họ sẽ gặp được sự đón nhận, sự liên đới và trợ giúp. Họ tin tưởng rằng họ sẽ gặp được những người biết cảm thông với nỗi thống khổ và thảm kịch của người khác. Thông qua những con người mà họ gặp gỡ, họ cũng sẽ nhận ra được những giá trị và nguồn sống mới. Họ sẽ mở ra để chia sẻ vật chất cũng như tình người với những người nghèo túng và những người thiếu may mắn. Thật quan trọng để nhận ra rằng “tình liên đới nhân loại đem lại lợi ích cho chúng ta, đồng thời cũng là một bổn phận” (Thông điệp Caritas in Veritate, số 43).

Cho dẫu vẫn còn đó những khó khăn, nhưng những người di dân và tị nạn sẽ kinh nghiệm được những mối tương quan mới mẻ và sự chào đón khi họ có thể làm phong phú quốc gia mà họ đến với những kỹ năng nghề nghiệp, những di sản xã hội và văn hoá của mình. Họ cũng sẽ là những chứng nhân cho đức tin, một sự làm chứng mang lại một nguồn năng lượng và một sức sống mới cho các cộng đoàn Kitô hữu truyền thống, đồng thời mời gọi người khác gặp gỡ Đức Kitô và tiến tới việc biết đến Giáo Hội.

Chắc chắn mỗi quốc gia có quyền đặt quy định đối với những người di dân, và ban hành những chính sách đã được những đòi hỏi chung về công ích chi phối, nhưng phải đảm bảo là luôn tôn trọng nhân phẩm con người. Quyền của con người đối với việc di dân (như được mời gọi trong Hiến chế Mục vụ của CĐ Vatican II, số 65) là những quyền đã được đặt ra giữa những quyền cơ bản của con người. Quyền ấy cho phép con người được định cư bất cứ nơi nào mà họ xét thấy là có cơ hội tốt nhất để hiện thực hoá hết những khả năng, khát vọng và hoạch định của họ. Tuy nhiên, trong bối cảnh chính trị xã hội hiện nay, thậm chí trước cả quyền di cư, thì cũng cần tái khẳng định lại quyền không phải di cư, nghĩa là được ở lại nơi quê nhà, như Chân phước Gioan Phaolô II đã nói: “Quyền cơ bản của con người là được sinh sống nơi chính quê hương mình. Song những quyền này chỉ trở nên hữu hiệu khi những yếu tố bắt người ta phải di cư luôn được kiểm soát” (Huấn từ tại Công nghị Thế giới lần 4 về Chăm sóc Mục vụ cho Di dân và Người Tị nạn, 9-10-1998).

Kỳ thực ngày nay chúng ta có thể thấy rằng nhiều cuộc di dân là hậu quả từ sự bất ổn kinh tế, từ sự thiếu các nhu yếu phẩm đến các thiên tai, chiến tranh và bất ổn xã hội. Thay vì di cư là một cuộc lữ hành đầy tín thác, tin tưởng và hy vọng, thì những cuộc di cư có nguyên nhân như vừa nêu lại trở nên việc bất khả kháng vì sinh tồn, trong đó những con người nam cũng như nữ xuất hiện giống như những nạn nhân hơn là những người có trách nhiệm đối với quyết định di cư của mình.

Hậu quả là, trong khi một vài người di cư đạt được địa vị xã hội và có mức sống khấm khá hơn, cộng với sự hoà nhập tốt vào môi trường xã hội mới mà họ nhập vào, thì vẫn còn đó biết bao người khác bị sống bên lề xã hội, thường bị tước đoạt các quyền cơ bản con người, hoặc bị đẩy vào những hình thức đối xử tệ hại đối với quốc gia mà họ nhập cư.

Tiến trình hội nhập phải kéo theo các quyền và nghĩa vụ, để ý và quan tâm đến đời sống hợp nhân phẩm của những người di cư, để họ có được một cuộc sống xứng đáng, và đến lượt họ, họ cũng được mời gọi để quan tâm đến những giá trị mà xã hội sở tại đã đang cung ứng cho họ. Về phương diện này, chúng ta không thể bỏ qua vấn nạn những người nhập cư trái phép, một vấn nạn gây nhức nhối hơn khi nhập cư trái phép dưới hình thức bóc lột và buôn bán con người, cách riêng là phụ nữ và trẻ em.

Những tội ác này rõ ràng phải bị tố cáo và lên án. Trong khi những chính sách di dân có trật tự chưa thể gàn gắn được những vết thương trong những rạn nứt về biên giới, thì những pháp chế nghiêm khắc hơn chống lại việc di cư bất hợp pháp và việc chấp nhận các phương thức đón nhận những người nhập cư, sẽ phần nào giảm thiểu số người di dân trở thành mồi ngon của những hình thức bóc lột người như thế. Có một nhu cầu cấp thiết cần đến sự can thiệp có cấu trúc đa phương vì sự phát triển của các nước xuất cư, cần đến các biện pháp đối phó hữu hiệu nhắm đến việc giải trừ nạn buôn bán người, cần đến những chương trình toàn diện hoạch định những lối nhập cư hợp pháp, và cần sự cởi mở nhiều hơn đối với việc cứu xét những trường hợp đang cầu cứu đến sự bảo vệ nhân đạo hơn là tị nạn chính trị. Ngoài việc pháp chế phù hợp, cũng cần đến một nỗ lực bền bỉ và kiên trì để đào tạo não trạng và lương tâm. Trong tất cả điều này, điều quan trọng là phải tăng cường và phát triển sự hiểu biết và hợp tác lẫn nhau giữa Giáo Hội và các tổ chức khác, những tổ chức cống hiến cho sự thăng tiến vì sự phát triển hội nhất con người. Trong viễn tượng Kitô giáo, công tác nhân đạo và xã hội phải kín múc sức mạnh từ sự trung thành với Phúc Âm, trong sự nhận biết rằng “ai theo Chúa Kitô, Con Người hoàn hảo, kẻ ấy sẽ được trở nên người hơn” (Hiến chế Gaudium et Spes, số 41).

Anh chị em di dân và tị nạn quý mến! Tôi mong cho Ngày Quốc tế Di dân và Tị nạn sẽ giúp anh chị em làm mới lại niềm tín thác và hy-vọng của mình vào Thiên Chúa, Đấng luôn ở bên cạnh anh chị em! Hãy tận dụng tối đa mọi cơ hội để đến gặp gỡ Ngài và để nhìn ngắm dung nhan của Ngài trong những hành vi thiện hảo mà anh chị em đã đón nhận trong suốt cuộc lữ hành di trú của mình. Hãy vui lên, vì Thiên Chúa luôn ở cạnh bên, và cùng với Ngài, anh chị em có thể vượt qua được mọi chướng ngại và khó khăn trong cuộc hành trình. Hãy làm giàu (hãy giữ lấy!) những chứng tá về sự mở ra lẫn sự chấp nhận mà nhiều người đã hiến tặng cho anh chị em. Bởi lẽ “cuộc đời thì giống như cuộc hải hành trên biển khơi lịch sử, thường khi tối mịt và lắm bão tố. Sống là một cuộc hải hành mà trong đó ta luôn mong ngóng những vì sao sáng chỉ hướng. Những vì sao sáng đích thực cho cuộc đời chúng ta chính là những người đã sống đàng lành. Họ chính là ánh sáng của niềm hy vọng. Hẳn nhiên Chúa Giêsu là Ánh Sáng đích thực, Ngài là Mặt Trời soi tỏ hết thẩy bóng đêm lịch sử. Tuy vậy, để vươn đến được thứ Ánh Sáng đích thực là chính Chúa Giêsu, chúng ta cũng cần đến những tia sáng gần hơn từ những người đã nhận và chiếu toả ánh sáng của Ngài, và do đó mà họ có thể hướng dẫn chúng ta dọc suốt cuộc hành trình của mình (Thông điệp Spe Salvi, số 49).

Tôi xin phó dâng từng người trong anh chị em cho Đức Nữ Trinh Maria Rất Thánh. Mẹ là dấu chỉ về niềm hy vọng chắc chắn và niềm an ủi. Mẹ là “ánh sao dẫn đường”, là Đấng mà với sự hiện diện tình mẫu tử của mình, Mẹ rất gần gũi với từng người chúng ta trong mọi khoảnh khắc cuộc đời. Với hết tấm chân tình, tôi xin ban phép lành Toà Thánh cho hết thảy anh chị em.

Tại Vatican, ngày 12 tháng 10 năm 2012

Bênêđictô XVI, Giáo hoàng




Nguyễn Minh Triệu, SJ, chuyển ngữ

Nguồn: RV

Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:
X

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Quốc tế Di dân và Tị nạn lần thứ 99

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến  
 
TIN - BÀI KHÁC   49 đề mục mới nhất:
  Vượt qua ngưỡng cửa sự chết | Minh Đức chuyển ngữ
  Diễn văn của ĐTC Bênêđictô XVI với các tân giám mục thuộc các xứ truyền giáo | Lm. Phanxicô Borgia Trần Văn Khả chuyển ngữ
  Tóm lược nội dung Tông huấn “Giáo Hội tại Trung Đông” | G. Trần Đức Anh OP
  Diễn văn của ĐTC Bênêđictô XVI tại Đại học Công giáo Thánh Tâm dịp kỷ niệm 50 thành lập Phân khoa ngành Y và Giải phẫu
  Sứ điệp của ĐTC Bênêđictô XVI nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi | G. Trần Đức Anh, OP, chuyển ý
  Sứ điệp của ĐTC Bênêđictô XVI nhân Ngày Quốc tế Giới trẻ lần thứ 27 | G. Trần Đức Anh, OP, chuyển ý
  Sứ điệp của ĐTC nhân Ngày Thế giới Truyền giáo 2012
  Sứ điệp Mùa Chay 2012 của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI | G. Trần Đức Anh OP chuyển ngữ
  Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế giới Bệnh nhân 2012
  Nguyên văn Sứ điệp của ĐTC Bênêđictô XVI nhân Ngày Hoà bình Thế giới 2012 | G. Trần Đức Anh OP chuyển ngữ
  Sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cho Ngày Thế giới Di dân và Di cư năm 2012
  Diễn văn của Đức Gioan Phaolô II trong Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Hoà bình 27-10-1986 | Minh Đức chuyển dịch
  Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền giáo 2011 | Lm. F.X. Nguyễn Văn Cần chuyển ngữ
  Diễn từ của ĐGH Bênêđictô XVI trước các đại sứ của 6 quốc gia | G.B. Lưu Văn Lộc chuyển ngữ
  Thư của Đức Bênêđictô XVI về Đại hội các Gia đình Thế giới 2012 tại Milano | Thiên Phong chuyển ngữ
  Đức Thánh Cha nói về Thần học Linh đạo | Thiên Phong dịch
  Mọi người, mọi việc trong Giáo Hội phải hướng đến mục đích truyền giáo | PV
  Nguyên văn Sứ điệp "Urbi et Orbi" Phục Sinh 2011 của ĐGH Bênêđictô XVI | G.B. Lưu Văn Lộc chuyển ngữ
  Nguyên văn sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhân bế mạc Hội thảo Sân Chư dân | Đức Thành chuyển ngữ
  Diễn văn của ĐGH Bênêđictô XVI đọc trước Viện Hàn lâm Giáo hoàng Bảo vệ Sự Sống | G.B. Lưu Văn Lộc dịch
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
TIN THẾ GIỚI
Myanmar: Liên Hiệp Quốc kêu gọi trợ giúp Rakhine
Liên Hiệp Quốc ở Myanmar vừa kêu gọi tài trợ thêm khẩn cấp để giải quyết tình hình nhân đạo ở bang Western Rakhine sau bạo lực giáo phái gần đây.','#F7F8E0', 400);" onmouseout="hideddrivetip();" href="ViewNewsDetail.aspx?tabid=200&NewsPK=12320&mid=371">Myanmar: Liên Hiệp Quốc kêu gọi trợ giúp Rakhine
Ấn Độ xử tử kẻ tấn công Mumbai
Mohammed Ajmal Amir Kasab, tay súng duy nhất bị bắt sống sau các vụ tấn công khủng bố ở Mumbai năm 2008, đã bị treo cổ tại Pune hồi sáng sớm ngày 21-11 theo án tử hình đã được công bố.','#F7F8E0', 400);" onmouseout="hideddrivetip();" href="ViewNewsDetail.aspx?tabid=200&NewsPK=12319&mid=371">Ấn Độ xử tử kẻ tấn công Mumbai
Bà Suu Kyi của Myanmar được bổ nhiệm làm đại sứ của Liên Hiệp Quốc
Hôm 20-11, Liên Hiệp Quốc công bố lãnh đạo phe đối lập Aung San Suu Kyi là đại sứ đặc trách chương trình HIV/AIDS của tổ chức này. Bà Suu Kyi nhận lời mời đứng đầu chương trình này trong cuộc họp với Giám đốc Điều hành UNAIDS Michel Sidibé tại thủ đô Nypyidaw, theo thông cáo của chương trình này.','#F7F8E0', 400);" onmouseout="hideddrivetip();" href="ViewNewsDetail.aspx?tabid=200&NewsPK=12317&mid=371">Bà Suu Kyi của Myanmar được bổ nhiệm làm đại sứ của Liên Hiệp Quốc
Ấn Độ bắt giam hai cư dân mạng Facebook
Vụ bắt giam hai phụ nữ ở bang Maharashtra, do chỉ trích tang lễ của chính trị gia theo chủ nghĩa dân tộc Ấn giáo Bal Thackeray trên một trang mạng xã hội, đã gây giận dữ trên cả Ấn Độ.','#F7F8E0', 400);" onmouseout="hideddrivetip();" href="ViewNewsDetail.aspx?tabid=200&NewsPK=12315&mid=371">Ấn Độ bắt giam hai cư dân mạng Facebook
Dân chúng Pakistan vinh danh nữ sinh bị Taliban bắn vào đầu
Liên hiệp quốc ấn định ngày 10-11 là Ngày Malala để vinh danh cô Malala Yousafzai, người bị những phần tử hiếu chiến bắn vào đầu vì cô tranh đấu cho quyền đi học của phái nữ và đã thu thập và phổ biến những thông tin về các hành vi tàn ác của phe Taliban.','#F7F8E0', 400);" onmouseout="hideddrivetip();" href="ViewNewsDetail.aspx?tabid=200&NewsPK=12212&mid=371">Dân chúng Pakistan vinh danh nữ sinh bị Taliban bắn vào đầu
TÌM HIỂU TỪ VỰNG CÔNG GIÁO
Thiện, thiền, đan
Thánh hoá, làm phép
Chức - tác vụ
Thiện
Đồng tế, Concelebration
Tâm
Tu thân
THƠ VĂN
Âm hưởng Thầy Cô | Phan Văn Phước
Nhớ ơn tổ tiên | Jos Hữu Đạt
Sức mạnh lời cầu nguyện | Giuse Nguyễn Hữu Đạt
Tín nguyện | Trầm Thiên Thu
Dưới trời mùa Thu | Phan Văn Phước
Hoa kinh | Trầm Thiên Thu
Lời kinh Thánh Mười | Antôn Lương Văn Liêm
NĂM ĐỨC TIN
Tìm hiểu Sách GLHTCG - Bài 17: Con người
Đức tin không chống lại lý trí, nhưng cộng tác với khoa học để mưu cầu thiện ích cho con người | Linh Tiến Khải
Năm Đức Tin - Ý nghĩa và giá trị của sự đau khổ | Lm. P.X. Ngô Tôn Huấn
Tìm hiểu Sách GLHTCG - Bài 16: Trời và đất | ĐHY Christoph Schönborn
Nhân Năm Đức Tin nghĩ về đặc tính Bí tích nơi người Kitô hữu | Jos.Vinc. Ngọc Biển
Năm Đức Tin theo Thánh Tôma - Bài 7
Tìm hiểu Sách GLHTCG - Bài 15: Các Thiên thần
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Ngày 12 tháng 10 năm Nhâm Thìn
Thánh Catharina Alexandria, trinh nữ, tử đạo
Xem tiếp
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG
Ý Chung
Ý Truyền Giáo
LỊCH PHỤNG VỤ
Xem tin - bài theo ngày
  « Tháng Mười Một 2012 »  
CN Hai Ba Năm Sáu Bảy
28 29 30 31 1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 1
2 3 4 5 6 7 8
Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Media Online
Giới thiệu Album
LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
Nhạc và lời: Huy Phụng
Hiệu đính: Msgr. Jerome Nguyên
Xuất bản: NSII Chicago, IL.
    QUÀ TẶNG CUỘC SỐNG
      CHƯƠNG TRÌNH VIỆT NGỮ
      RADIO VERITAS: Chân Lý Á Châu'
      H2O NEWS
      H2O NEWS
      Xem thời tiết
      People Online Thành viên online:
      Visitors Nối kết trực tuyến: 303
      Members RSS Feeders: 171
      Total Users Tổng cộng: 474
        BBT: Offline
      Last 7 days: 49.226
      Số lượt truy cập:
      5.871.371

      WEBSITES KẾT NỐI

      • CÁC GIÁO PHẬN CÁC GIÁO PHẬN
          • Hội đồng Giám mục Việt Nam
          • Tổng Giáo phận Hà Nội
          • Tổng Giáo phận Huế
          • Tổng Giáo phận Sài Gòn
          • Giáo phận Ban Mê Thuột
          • Giáo phận Bắc Ninh
          • Giáo phận Cần Thơ
          • Giáo phận Đà Nẵng
          • Giáo phận Đà Lạt
          • Giáo phận Hải Phòng
          • Giáo phận Lạng Sơn
          • Giáo phận Long Xuyên
          • Giáo phận Mỹ Tho
          • Giáo phận Nha Trang
          • Giáo phận Phan Thiết
          • Giáo phận Thái Bình
          • Giáo phận Thanh Hoá
          • Giáo phận Vinh
          • Giáo phận Vĩnh Long
          • Giáo phận Kontum
          • Niên giám các giáo phận - Anh ngữ
          • Giáo phận Phát Diệm
          • Giáo phận Qui Nhơn
      • WEBSITES KHÁC WEBSITES KHÁC
          • Đại hội GTTG Marid 2011
          • Đại hội GTTG Rio 2013
          • HĐGH về Giáo Dân
          • Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
          • Pope2You
          • Tự học php
          • Vatican
          • Youtube - Vatican
      Từ Điển Online:     

      Everything Meaning To You

      Email: [email protected]

      Website: emty.org

      Online since: May 2010

      Tìm kiếm nội dung
      (Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
      Tìm kiếm trong Google
      Nhấn vào >> Google Search

      Liên hệ

      Đặt làm trang chủ

      @