Thứ Sáu, ngày 07 tháng 10 năm 2011 Facebook NewsFeed -
TỪ VỰNG CÔNG GIÁO
THIÊN TÍNH - THẦN TÍNH
A  A  A
(Cập nhật: 29/03/2011 - 00:43:16)

THIÊN TÍNH, THẦN TÍNH

Trong Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 245:

-  Bản nguyên tác tiếng Pháp, 1983: L’Église reconnaît par là le Père comme “la source et l’origine de toute la divinité [1].

-  Bản nguyên tác La ngữ, 1992: Ecclesia Patrem agnoscit tamquam “fontem et originem totius divinitatis”.

-  Bản dịch của Dòng Don Bosco, 1993: Giáo Hội thừa nhận Chúa Cha là “nguồn mạch và nguồn gốc vĩnh cửu của tất cả thần tính”.

-  Bản dịch của TGP. Sài Gòn, 1997: Hội Thánh nhìn nhận Chúa Cha là “nguồn gốc và khởi thuỷ của tất cả thiên tính”.

-  Bản dịch của HĐGMVN, 2010: Hội Thánh nhìn nhận Chúa Cha như “nguồn mạch và cội nguồn của tất cả thần tính”.

Như vậy, divinitas trong tiếng Latinh (Pháp: divinité; Anh: divinity) dịch sang tiếng Việt là thần tính hay thiên tính. Hai thuật từ Hán Việt này có gì khác biệt?

1. Nghĩa của các từ thiên, thần, tính

1.1. Thiên: có 21 chữ Hán: , , , , , , , , , , , , , , , , , , , (). Ở đây là chữ, nghĩa là: dt. (1) Ông Trời, đấng thiêng liêng tạo ra và ngự trị muôn loài: Bàn thiên, hoàng thiên, thiên bất dung gian, thiên hựu hạ dân (Ông trời phù hộ dân). Nghĩa rộng: (2) Bầu trời, nơi có màu xanh trên cao: Thiên không, hiệu thiên (trên cao). Nghĩa bóng: (3) Tự nhiên (do trời sinh): Thiên nhiên, thiên phú, thiên lý sử nhiên (lẽ trời khiến như vậy). (4) Ngày, thời tiết, mùa: kim thiên (hôm nay), tiết trong năm đông thiên lạnh lẽo, nhiệt thiên (trời nóng), xuân thiên (mùa xuân). (5) Cái gì không thể thiếu được: Thực vi dân thiên (ăn là thứ cần của dân). (6) Chỗ các thần linh ở: Thiên quốc. (7) Lương tâm: Thiên lương. (8) Đàn bà gọi chồng: Sở thiên. (9) Họ Thiên. tt. (10) Trên đỉnh: Thiên đài (sân thượng). (11) Từ tự nhiên: Thiên tai.

Nghĩa Nôm: Bửng đậy quan tài: Ván thiên.

1.2. Thần: có 10 chữ Hán: , , , , , , , , , , chúng ta tìm hiểu chữ, nghĩa là: dt. (1) Phần hồn một con người: thất thần, tâm thần, tinh thần, xuất thần. (2) Vẻ linh hoạt của đông vật hay vật: cặp mắt hết thần; nét chữ có thần. (3) Khả năng hiểu biết: Tâm lãnh thần hội (hiểu biết bằng tinh thần). (4) Hệ thống truyền cảm giác về óc: Thần kinh. (5) Hồn các quan trung kiên hay người có công với nước, được vua sắc phong cho lập đàn thờ cúng: Cúng thần, đình thần, phong thần. (6) Đấng huyền bí thiêng liêng có thể ban phước hay giáng hoạ cho người: thần bếp, thần gió, long thần, thổ thần, thần minh. (7) Chúa tể vũ trụ: Chí thượng thần (thần tối cao). (8) Họ Thần. tt. (9) Siêu phàm, linh diệu, hay ho: Thần cơ diệu toán (tính toán siêu phàm), thần dược, đũa thần, phép thần.

1.3. Tính: Có 5 chữ Hán, , , , , trong trường hợp này là chữ, cũng đọc là tánh, nghĩa là dt. (1) Bản năng, bản chất tự nhiên trời phú bẩm cho con người: Bổn tính, bẩm tính, tính thiện. (2) Đặc điểm riêng của sự vật: Dược tính, hoá tính, phẩm tính. (3) Mạng sống: Tính mệnh. (4) Giới, phân biệt đực cái: Giới tính, lưỡng tính, dương tính. (5) Tính dục: Tính hành vi (giao hợp). (6) Lối phản ứng: Sử tính tử (nổi giận). (7) Phật Giáo gọi nguyên do của vạn vật.

Nghĩa Nôm: Thói nết: Tính ăn chơi.

 

2. Nghĩa của chữ thiên tínhthần tính

2.1. Thần tính

Theo các từ điển ngoài Công giáo, thần tính chính là cái hồn của con người ta, linh hồn, tinh thần hay cũng được gọi là “thần hồn (esprit), ví dụ: Thần hồn nát thần tính (tức là hoảng sợ, tự huyễn hoặc, mình lại gây cho mình nỗi sợ hãi, do non gan yếu bóng vía, không tự chủ được mình).

Theo nghĩa Công giáo, thần tính có nghĩa là bản tính của Thiên Chúa (divinité, nature divine), ví dụ: Ta không thể thấu đạt được thần tính.

2.2. Thiên tính

Theo các từ điển ngoài Công giáo, thiên tính là tính vốn có, tính tự nhiên do trời phú cho, tính chất tự nhiên (caractère naturel), ví dụ: Anh ấy có thiên tính hiền lành.

Theo nghĩa Công giáo, thiên tính có nghĩa là bản tính của Thiên Chúa, đồng nghĩa với “thần tính”.

2.3. Nhận xét

Trong tiếng Việt, thuật từ divinitas (trong Rm 1,20 và Cl 2,9) được dịch là “bản tính Đức Chúa Lời” (Cha Cố Chính Linh, 1916), “bổn tánh Đức Chúa Trời” (Phan Khôi, 1926). Mãi đến năm 1962 mới được cha Nhân (Gérard Gagnon, CSsR) dịch là “thiên tính” và sau đó cha Nguyễn Thế Thuấn dịch là “thần tính” (1976 ?). Các bản dịch Kinh Thánh sau này đều dùng từ “thần tính”. Thực ra, “thần tính” đã được Đức ông Trần Văn Hiến Minh - người đầu tiên khởi xướng việc giảng dạy các môn học thánh ở đại chủng viện bằng Việt ngữ - cùng với các Cha giáo sư Trường Thần học Bùi Chu dùng dịch thuật từ “divinité” từ năm 1952 [2] để bước đầu giảng dạy thần học bằng tiếng Việt trong các chủng viện miền Bắc thời đó, đồng thời ngài cũng đã phổ biến thuật từ này khi biên soạn các sách giáo khoa thần học (Thượng Đế học, Kitô học...). Trong Từ điển Danh từ Triết học (1966), Đức Ông phân biệt rõ 2 nghĩa tâm lý và tôn giáo riêng biệt của thuật từ thần tính này.

Có người cho rằng: “Chữ thiên riêng l một chữ thì có nghĩa là chúa tể vạn vật, nhưng khi đứng chung với một chữ khác, làm thành một từ ghép thì không nhất thiết có nghĩa đó, nhiều khi chỉ có nghĩa là trời (thiên không) mà thôi. Như: thiên tử là con của trời, không nói về trời, mà nhấn mạnh ở tính chất của người con. Hay thiên tài là tài năng trời cho, nhấn mạnh ở tài năng. Thậm chí Thiên Chúa, chữ thiên cũng không có nghĩa là chúa tể. Thiên Chúa chỉ có nghĩa là Chúa ở trên trời mà thôi. Nên thiên tính hoàn toàn không có nghĩa là bản tính của Chúa, mà chỉ có nghĩa là bản tính trời phú cho, tính vốn có”.

Thực ra, như đã nói ở trên về nghĩa chữ thiên: Thiên trước hết chỉ về Ông Trời, Đấng Chủ Tể vạn vật, sau đó mới đến nghĩa rộng chỉ về bầu trời (thiên không, khoảng trời xanh) và nghĩa bóng chỉ về tự nhiên (naturel) [3], “do trời sanh ra” như thiên nhiên (la nature, tức trời đất vũ trụ bên ngoài con người), thiên phú (infus), thiên tài (talent)... Vì vậy, “thiên tính” có nghĩa rộng rãi trong toàn dân là tính vốn có, tính tự nhiên do trời phú cho. Trong đó, chữ thiên hiểu theo nghĩa bóng là “do trời sinh ra”. Còn “thiên tính” theo nghĩa “bản tính của Thiên Chúa” thì chữ thiên hiểu theo nghĩa hẹp là “Ông Trời”, và trong từ ghép thiên tính, chữ tính là chính và chữ thiên là phụ vậy.

Cũng thế, chữ thần cũng có tính chất như chữ thiên, khi ghép chung với một từ khác đôi khi cũng không có nghĩa là vị chúa tể vũ trụ, như thần đồng nghĩa là đứa trẻ có năng lực phi thường, hay thần kỳ nghĩa là việc rất thần bí. Thần học thì nghĩa là môn học về Thần (Thiên Chúa). Trong từ ghép thần tính, chữ tính là chính và chữ thần là phụ vậy.

3. Kết luận

Trong bản dịch Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo của Dòng Don Bosco (1993) và của TGP. Sài Gòn (1997) thì dùng cả 2 từ thần tínhthiên tính, còn bản dịch của HĐGMVN (2010) chỉ dùng từ thần tính mà thôi. Thực tế, hai thuật từ này đã được các tác giả Công giáo sử dụng rộng rãi với ý nghĩa chỉ về bản tính của Thiên Chúa, như chúng ta có thể thấy trong các sách về thần học tín lý.

Hai thuật từ thần tínhthiên tính được sử dụng với ý nghĩa tôn giáo như đã nêu ở trên rất là thích hợp, vì trong tiếng Việt, chúng ta thấy cũng có trường hợp tương tự như từ thần minh vừa có nghĩa là vị thần (nghĩa tôn giáo) vừa có nghĩa là tinh thần của con người (nghĩa tâm lý).

------------------------------

[1] Công đồng Tôlêđô VI - 638: DS 490.

[2] Ban Giáo sư Trường Thần học Bùi Chu, DANH TỪ THẦN HỌC VÀ TRIẾT HỌC, Tủ sách Liên Chủng Viện, Bùi Chu, 1952.

[3] Lê Văn Đức, TỪ ĐIỂN VIỆT NAM, NXB. Khai Trí, Sài Gòn, 1970, tr. 1563.

Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ

[Số lần đọc 1180]
 
TIN - BÀI KHÁC   37 đề mục mới nhất:
  Tín nghĩa | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Thể hiện, thực hiện | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Văn hoá, văn minh | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Viên mãn - tròn đầy | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Trai tịnh - chay tịnh | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Giữ chay - ăn chay | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Tiên tri - Ngôn sứ - Sứ ngôn | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Canh tân, đổi mới | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Mão: Mèo hay Thỏ? | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Thưa "các" quý vị? | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Thánh Kinh hay Kinh Thánh? | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Giáng Sinh | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Nước hay triều đại? | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Thống hối | Lm. Stẹphanô Huỳnh Trụ
  Phúng điếu | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Crux: thập tự giá, thập giá, thánh giá, khổ giá, thập ác | Lm. Stephanô Huỳnh Trụ
  Kitô hữu | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lễ các đẳng | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Sám hối | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Thừa tác vụ, thừa tác viên | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Nhậm chức hay nhận chức? | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Hiệp thông - Hợp thông | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Nữ Vương, Nữ Hoàng, Nguyên Hậu? | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Linh mục, cha | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Missio | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lòng thương xót của Chúa | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Phong thánh, tuyên thánh | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Nhập thể, nhập thế?
  Giáo Hoàng, Giáo Tông, Giáo Chủ?
  Công giáo - Thiên Chúa giáo
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
LỜI CHÚA MỖI NGÀY

Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà” (Lc 1,28)

Xem tiếp
LỊCH PHỤNG VỤ

Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 10-2011

Ý Chung
Cầu cho các bệnh nhân ở giai đoạn cuối: Xin cho các bệnh nhân ở giai đoạn cuối được niềm tin vào Thiên Chúa và tình yêu của anh chị em nâng đỡ trong cơn đau đớn.
Ý Truyền Giáo
Cầu cho Ngày Thế giới Truyền giáo: Xin cho việc cử hành Ngày Thế giới Truyền giáo gia tăng nơi Dân Chúa lòng hăng say loan báo Tin Mừng, đồng thời nâng đỡ hoạt động truyền giáo bằng lời cầu nguyện và sự giúp đỡ tài chính cho những Giáo Hội nghèo nhất.
Nhấn vào chuyên mục Media Online
Media Online
Thánh Maria Goretti (1)
Lời Chúa mỗi ngày - Thứ sáu tuần 27 TN A
Lời Chúa mỗi ngày - Thứ năm tuần 27 TN A
Thánh Maria Goretti (7-hết)
Thánh Maria Goretti (6)
Thánh Maria Goretti (5)
QUÀ TẶNG CUỘC SỐNG
Câu hỏi quan trọng nhất
H2O NEWS
H2O NEWS
Radio Tin Vui Chúa Nhật 02-10-2011

THƯ VIỆN HÌNH ẢNH

Họp mặt CLB Đồng Xanh Thơ Xuân Lộc
Photo

Ảnh: PM. Cao Huy Hoàng

Thánh lễ cung hiến Nhà thờ Giáo xứ Mỹ Sơn, GP. Lạng Sơn
Thánh lễ An táng ĐC cố Giuse Trịnh Chính Trực
Những giây phút cuối đời của Đức cố GM Giuse Trịnh Chính Trực
Lễ làm phép viên đá xây dựng cơ sở Hội dòng MTG Xuân Lộc
Kỷ niệm 52 năm thành lập Giáo xứ Chính toà GP. Xuân Lộc

THẾ GIỚI ĐÓ ĐÂY

Myanmar vi phạm tự do tôn giáo
Báo The Irrawaddy cho biết rằng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã xác định Myanmar cùng với 7 nước khác là “các nước có sự quan tâm đặc biệt” về tự do tôn giáo. Các quốc gia đó là Myanmar, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Hàn, Ảrập Saudi, Sudan và Uzbekistan.... Xem tiếp

Trung Quốc: Tẩy não là vấn đề lớn nhất
Theo Bangkok Post, nhà văn Liao Yiwu (ảnh), người Trung Quốc (TQ), hiện ở Mỹ, phát biểu lần đầu tiên kể từ khi trốn khỏi TQ, nói rằng tội duy nhất của ông là phản đối việc tẩy não.... Xem tiếp

Ảrập có cho tự do tôn giáo?
Trên thế giới, có sự ủng hộ và khen ngợi Arab Spring (Mùa xuân Ảrập). Một số người từ lâu vẫn ủng hộ chế độ chuyên quyền cũng đã bị lật đổ và những rạn nứt đã bắt đầu xuất hiện. Nhưng sau sự hưởng thụ là sự tính toán, vẫn có tính bất ổn hầu như hoàn toàn về việc thành lập mới sẽ nhắm vào sự tự do tô... Xem tiếp

Dân số Hồi giáo trên thế giới
TTCG (ENI, Actualités religieuses) - Một cuộc nghiên cứu dân số mới đây cho biết là người Hồi giáo chiếm ¼ dân số hiện nay trên thế giới. 2/3 dân số Hồi giáo sống tại châu Á. Theo cuộc nghiên cứu này thì Hồi giáo là tôn giáo đông thứ hai trên thế giới sau Kitô giáo.... Xem tiếp

Loạn luân và thụ tinh nhân tạo
Nhiều người Mỹ hiến tinh trùng làm cha của khoảng 50 đứa con lo sợ về tội loạn luân - liền kêu gọi chú ý vở kịch Oedipus Rex (*) của kịch tác gia Sophocles và chứng tỏ sự khôn ngoan của giáo huấn Công giáo phản đối việc thụ tinh nhân tạo. ... Xem tiếp

TÌM HIỂU TỪ VỰNG CÔNG GIÁO

Tín nghĩa
Thể hiện, thực hiện
Văn hoá, văn minh
Viên mãn - tròn đầy
Thiên tính - thần tính
Trai tịnh - chay tịnh
Giữ chay - ăn chay
Tiên tri - Ngôn sứ - Sứ ngôn
Canh tân, đổi mới
Mão: Mèo hay Thỏ?

VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT

Thơ Tháng Mân Côi
Chuyện dự tiệc
Phép lạ Kinh Mân Côi
Đức Mẹ Mân Côi
Mang theo ảnh mẹ

THƯ GIÃN

Thơ "nịnh vợ"
Lời kêu gọi gửi phụ nữ nhân ngày 8-3
Nhớ lại thuở ban đầu (thư giãn)
Người Huế là tổ tiên của người Nhật?! (thư giãn)
Bí quyết không có kẻ thù (thư giãn)

NGƯỜI DÙNG TRỰC TUYẾN

People Online Thành viên online:
Visitors Nối kết trực tuyến: 129
Members RSS Feeders: 170
Members Twitter: 0
Total Users Tổng cộng: 299
Số lượt truy cập:

3,465,780

THĂM DÒ Ý KIẾN
Với bạn, thời gian thuận tiện nhất để nối mạng:





WEBSITES KẾT NỐI

  • CÁC GIÁO PHẬN CÁC GIÁO PHẬN
    • Hội đồng Giám mục Việt Nam
    • Tổng Giáo phận Hà Nội
    • Tổng Giáo phận Huế
    • Tổng Giáo phận Sài Gòn
    • Giáo phận Ban Mê Thuột
    • Giáo phận Bắc Ninh
    • Giáo phận Cần Thơ
    • Giáo phận Đà Nẵng
    • Giáo phận Đà Lạt
    • Giáo phận Hải Phòng
    • Giáo phận Lạng Sơn
    • Giáo phận Long Xuyên
    • Giáo phận Mỹ Tho
    • Giáo phận Nha Trang
    • Giáo phận Phan Thiết
    • Giáo phận Thái Bình
    • Giáo phận Thanh Hoá
    • Giáo phận Vinh
    • Giáo phận Vĩnh Long
    • Giáo phận Kontum
    • Niên giám các giáo phận - Anh ngữ
  • WEBSITES KHÁC WEBSITES KHÁC
    • ĐHGTTG WYD-Marid 2011
    • Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
    • Pope2You
    • Tự học php
    • Vatican
    • Youtube - Vatican

Everything Meaning To You

Email: [email protected]

Website: emty.org

Tìm kiếm
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@