Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô Facebook NewsFeed -
TỪ VỰNG CÔNG GIÁO
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 08/06/2012 - 00:27:07)
A  A  A
Tâm
Có một tử tù kia suốt đời làm việc tội lỗi, giết người, trộm cướp, lòng dạ rất xấu xa. Trước khi bị xử tử, anh ta hối hận; và để chuộc lại tội lỗi của mình, anh xin hiến trái tim của mình cho người cần thay tim. Nhưng sau đó không bệnh nhân nào dám nhận trái tim của anh, vì sợ sau này cũng độc ác như anh!
 
Văn hoá Đông Tây tuy có nhiều khác biệt, nhưng đều lấy “tâm” diễn tả tình cảm của con người. Chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa của chữ “tâm”.

1. Nghĩa chữ tâm

Tâm có hai chữ Hán là 心và芯 [1] ở đây là chữ心, chữ tâm心là chữ tượng hình, viết kiểu tiểu triện có hình trái tim:  , còn viết kiểu khải thư 心 thì ở trên có 3 dấu tượng trưng 3 cái cuống, ở dưới là túi chứa máu. Chữ này diễn biến qua các cách viết như sau:


Chữ tâm (心) có rất nhiều nghĩa.

1.1. Nghĩa thông thường: (dt.) (1) Tim (heart): tâm tạng (quả tim), tâm thất (ngăn bên dưới trong trái tim). (2) Lòng, dạ, ruột, phần bên trong (inner): tâm phúc (bụng dạ); không tâm thái (rau rỗng ruột, tức rau muống). (3) Lòng, tình cảm con người (inner emotion): tâm cảm (inner feelings), tâm phục (thật lòng kính trọng vâng theo); tâm ý (lòng dạ và đầu óc); đồng tâm nhất trí (cùng một lòng, một ý). (4) Giữa (center), điểm ở giữa, quy tụ các điểm khác, thường nói về phần giữa đều gọi là tâm: viên tâm (điểm giữa vòng tròn), trọng tâm, trung tâm. (5) Tên một ngôi sao trong Nhị thập bát tú, sao Tâm, tức sao Hoả. (6) Tên một bộ chữ Hán, bộ Tâm, cũng viết là忄, khi đứng bên trái.

1.2. Nghĩa tâm lý và đạo đức: Ngày xưa, người ta ngộ nhận tâm là nguồn gốc của mọi sinh hoạt tâm lý, nên các tình trạng tư tưởng và tình cảm đều gọi là tâm: tâm tưởng (thinking); tâm tính (mood), tâm ý (idea). Ngày nay, theo các thí nghiệm tâm sinh lý, điều đó không đúng nữa. Dầu vậy, tâm vẫn còn được coi là: (1) Tượng trưng của tình cảm, tình yêu (love): ♥. (2) Khả năng nhận thức sự vật, suy nghĩ và cảm giác: tâm trí (mind). (3) Khả năng phán đoán về thiện ác theo quy luật đạo đức: lương tâm (conscience). (4) Toàn bộ các hiện tượng tâm lý, từ cảm giác đến tình cảm, hành vi, ý chí...: tâm lý (psychic), tâm trạng (mental = tâm thần). (5) Phần linh thiêng nơi con người, đối lập với thân xác: tâm hồn (spirit, soul = linh hồn); tâm linh (spiritual).

2. Tâm trong Phật giáo

Khái niệm “tâm” của Phật giáo không đơn giản như các học giả phương Tây lầm tưởng. Tâm được xem là một trong những phạm trù quan trọng, cơ bản của Phật giáo. Kinh Pháp Cú, vốn được xem như Kinh Thánh của Phật giáo mở đầu như sau: “Tâm dẫn đầu các pháp. Tâm là chủ. Tâm tạo tất cả”. Một cách khái quát, qua các kinh điển Phật giáo [2] người ta có thể phân biệt 6 loại tâm:

2.1. Nhục đoàn tâm (肉團心): trái tim thịt (Phật Giáo không để ý nhiều tới nghĩa này). Ví dụ: “Hễ Bồ Tát nghe tiếng bọn người ác ngoại đạo đem lời dèm pha phá huỷ Phật giái, dường như ba trăm mủi giáo đâm vào tâm mình” (Bồ Tát Giái Kinh).

2.2. Tinh yếu tâm (精要心): chỗ kín mật, chỉ cái tinh hoa cốt tuỷ. Ví dụ: “Phật pháp lấy tâm làm gốc, lấy thân và khẩu làm ngọn” (Long Thọ Bồ Tát).

2.3. Kiên thực tâm (堅實心): là cái tâm không hư vọng, cũng gọi là chân tâm. Chỉ cái tuyệt đối, cái mầm mống giác ngộ vốn sẵn có trong mỗi chúng ta, đó là Phật tính: "Căn bản của sanh tử luân hồi là vọng tâm. Căn bản của bồ đề niết bàn là chân tâm" (Kinh Thủ Lăng Nghiêm).

2.4. Liễu biệt tâm (了別心) [3]: gồm 6 loại nhận thức đầu trong tám thức [4], tức là tri thức giác quan và ý thức. Căn cứ phát sinh của nó là giác quan, thần kinh hệ và não bộ. Có tác dụng dựa vào với ngoại cảnh bên ngoài và phân biệt nhận thức chúng: “Tâm buồn cảnh được vui sao, tâm an dù cảnh ngộ nào cũng an”.

2.5. Tư lượng tâm (思量心) còn gọi là Mạt-na thức (末那識) [5]: thức thứ bảy trong tám thức. Một trong các chức năng chính của nó là nhận lập trường chủ quan của thức thứ tám (A-lại-da thức), lầm cho lập trường này là bản ngã của chính mình, vì vậy mà tạo ra chấp ngã, là bản ngã, cái tôi của con người (ego-consciousness). Bản chất của nó là suy tính, nhưng có sự khác với thức thứ sáu. Nó được xem là tâm trạng của một lĩnh vực mà người ta không thể điều khiển một cách có chủ ý, thường phát sinh những mâu thuẫn của những quyết định tâm thức và không ngừng chấp dính vào bản ngã: “Mạt-na nhậm trì ý thức linh phân biệt chuyển, thị cố thuyết vi ý thức sở y: Mạt-na nhận lấy ý thức, khiến sinh khởi phân biệt; nên gọi nó là chỗ y cứ của ý thức” (Du-già sư địa luận).

2.6. Tập khởi tâm (集起心) còn gọi là A-lại-da thức (阿賴耶識) dịch nghĩa là tạng thức (藏識) [6]: chứa đựng mọi kinh nghiệm của đời sống mỗi con người và nguồn gốc tất cả các hiện tượng tinh thần. Là căn nguyên của mọi hoạt động nhận thức, hoạt động tâm lý; là nơi lưu trữ những hạt giống sinh ra muôn sự muôn vật, hữu hình hay vô hình. Tâm lý học phương Tây thường gọi thức này là vô thức hay tiềm thức: “Nhất thiết thế gian trung. Mặc bất tùng tâm tạo: Tất cả những gì trong thế gian. Đều là do tâm tạo” (Kinh Hoa Nghiêm).

Phật giáo không quan niệm tâm là một cái gì thuần nhất, giản đơn theo kiểu như khái niệm linh hồn. Theo Ngũ uẩn, tâm không phải chỉ là một cục hay một khối cứng nhắc, mà là một luồng tư tưởng, một chuỗi dài tư tưởng, có sinh có diệt (khác quan niệm “hồn thiêng bất tử”), có năng lực (nghiệp lực) được chuyển từ luồng này sang luồng khác. Cái luồng tâm này với những nghiệp lực là căn bản cho sự tái sinh. Theo Vi Diệu pháp, tâm không phải là một cá thể, mà là một dòng tâm thức gồm nhiều loại tâm khởi lên rồi diệt. Khi con người còn sống thì dòng tâm thức lặng lẽ trôi chảy trong ngũ uẩn, nếu không có một tâm nào khác khởi lên. Khi chết, dòng tâm thức cuối cùng của kiếp này trở thành dòng tâm thức đầu tiên của kiếp sau. Duy Thức học khai triển thêm tâm thức là cái biết, căn bản là tạng thức, chứa đựng các loại chủng tử... Tóm lại, dù nhìn dưới khía cạnh nào, có thể nói theo Thiền Tông: Có hai thứ tâm. Một thứ là tâm theo dòng tâm thức, khởi lên rồi diệt, vì ngũ uẩn bị mê mờ bởi tham ái, dục lạc, vọng tưởng; tâm này được gọi là Vọng tâm là tâm của chúng sinh. Hai là Chân tâm có tự tính là thanh tịnh, không sinh diệt, không dao động, thường vắng lặng, là tính giác của những vị đã giác ngộ, cũng còn được gọi là Tâm Phật.

3. Tâm trong Công giáo

3.1. Trong Giáo lý

Tuỳ theo văn mạch và mối tương quan, “tâm” trong Công giáo được diễn tả bằng nhiều danh từ khác nhau: Tim (heart), cõi lòng con người (the depths of one's being), tâm hồn (mind), linh hồn (soul), lương tâm (consciene).

3.1.1. Dùng từ “tim” [7] (con tim, trái tim, quả tim) khi muốn nói “tâm” là:

- Trung tâm hiện hữu của con người.

- Nơi thầm kín của cá nhân, lý trí hay người ngoài không dò thấu được, chỉ có Chúa Thánh Thần mới có thể thăm dò và thấu suốt được.

- Nơi con người chân thật với mình nhất, để chọn lựa sự sống hay sự chết.

- Nơi gặp gỡ để sống các mối tương giao, vì chúng ta được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa: Nơi sống giao ước.

3.1.2. Dùng từ “lòng con người” khi muốn nói “tâm” là:

- Nơi Thiên Chúa đã ghi sâu các giới luật tự nhiên của Ngài [8].

- Nơi quyết định chọn Thiên Chúa hay không [9].

- Nơi có sự giận dữ và ganh tị là hậu quả của nguyên tội [10].

- Nơi phát xuất những ý định xấu, là nguồn gốc của mọi tội lỗi [11].

- Nơi Chúa Thánh Thần sẽ đổi mới, ghi khắc lề luật mới [12].

3.1.3. Dùng từ “tâm hồn” khi muốn nói “tâm” là:

- Trung tâm của nhân cách luân lý [13].

- Nguồn phát xuất các đam mê, đam mê căn bản nhất nhất là tình yêu do điều thiện hảo lôi cuốn [14].

- Nơi Thiên Chúa đã ghi sâu các giới luật tự nhiên của Ngài [15].

- Nơi cần thanh luyện để chiến đấu chống lại nhục dục [16].

3.1.4. Dùng từ “linh hồn” khi muốn nói “tâm” là:

- Nguyên lý thuần linh nơi con người, nhờ đó con người là hình ảnh Thiên Chúa [17].

- Cái thâm sâu nhất và giá trị nhất nơi con người [18].

- Sự sống của con người và cũng là toàn diện con người [19].

- Mầm sống vĩnh cửu do Thiên Chúa trực tiếp sáng tạo mà con người mang nơi mình [20].

3.1.5. Dùng từ “lương tâm” khi muốn nói “tâm” là:

- Nơi con người hiện diện một mình với Thiên Chúa và tiếng nói của Người vang dội trong thâm tâm họ [21].

- Tiếng gọi con người phải yêu mến và ra lệnh phải làm lành lánh dữ [22].

- Nơi phán đoán các lựa chọn cụ thể bằng cách tán thành lựa chọn tốt, tố giác lựa chọn xấu [23].

Như vậy, một cách tương đối, có thể hiểu “tâm” là: (1) “tâm hồn” trong tương quan với “thân xác” trên bình diện con người nói chung. (2) “linh hồn” trong tương quan với “thể xác” trên bình diện con người tôn giáo. (3) “lương tâm” trong tương quan với “thiện ác” trên bình diện lý trí. (4) “cõi lòng” trong tương quan với “thân xác” trên bình diện ý chí. (5) “trái tim” trong tương quan với “yêu ghét” trên bình diện tình cảm.

3.2. Trong thực hành

Đạo Chúa bắt nguồn từ “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4,8), vì Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi phó nộp Con Một của Người cho thế gian (x. Ga 3,16): "Ðức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi, đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta" (Rm 5,8).

Bởi đó, có lệnh truyền “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34). Ai ghét bỏ tha nhân, kẻ ấy không còn là môn đệ của Chúa Giêsu nữa: “Người ta căn cứ vào dấu nầy để nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35).

Kitô hữu có bổn phận “huấn luyện lương tâm” [24] và “thanh luyện tâm hồn” [25] để thể hiện chữ tâm: “hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực” (Mc 12,30), để đi cho đến tận cùng sự sống là “chết cho người mình yêu” (x. Ga 15,13-14) khi ấy, Kitô hữu hoàn tất cuộc đời mình trong chữ tâm. Đó là lý do mà xưa kia người Việt gọi Đạo Chúa là “Đạo Yêu Thương” vậy.

4. Kết luận

Trên bình diện hữu thể luận: “Tâm” trong Phật giáo và Công giáo có ý nghĩa rất khác biệt nhau. Tuy nhiên, cả hai đều có thể nhất trí rằng: Con người có thể và cần phải điều chỉnh đào luyện cái tâm của mình, nổ lực thanh lọc tâm được thanh tịnh, giải thoát tâm khỏi tham ái, dục vọng, ích kỷ, hận thù.

Trên bình diện tâm linh: Đối với Phật giáo, niềm tin về sự tương thuộc các pháp và về luật nhân quả cũng như quyết tâm đi đến giác ngộ là những nguồn cảm hứng mạnh mẽ để phát huy tình yêu đồng loại và lòng từ bi. Còn đối với Công giáo, niềm tin vào Thiên Chúa đem lại sự gần gũi với Đấng Thiêng Liêng và khuyến khích họ vun trồng lòng bác ái và tính vị tha. Và điều hiển nhiên là: Con người ai cũng có thiện tâm thì thế giới sẽ yên trụ mãi mãi; con người có ác tâm thì thế giới sẽ huỷ diệt.

Muốn đạt tới được mong ước của Đức Hồng Y Gioan Baotixita: “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” hay “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, để canh tân giáo phận, đều cần đến thiện tâm.

-------------------

[1] Tâm芯: bấc, tim đèn, tên một thứ cỏ xưa dùng làm tim đèn: đăng tâm (tim đèn).

[2] Bốn quyển Lăng Già Kinh Chú nêu ra 2 tâm: Hãm-lật-đà (Tự tính thanh tịnh) và Chất đa tâm (Lự tri tâm). Chỉ Quán nêu ra 3 tâm: Chất đa tâm, Hăn-lật-đà tâm (Thảo mộc tâm), Hi-lật-đà tâm (Tính tập tinh yếu tâm). Ðại Nhật Kinh Sớ nêu ra 2 tâm: Chất đa tâm và Cán-lật-đà tâm. Cán-lật-đà tâm gồm có 2 nghĩa: Nhục đoàn tâm và Chân thực tâm. Trong Duy Thức Luận Thuật Ký và Duy Thức Khu Yếu, tông Pháp Tướng nêu ra 3 tâm: Chất đa (tâm), Mạt-na (Ý), Tì-nhã-để (thức). Tông Kính Lục nêu ra 4 tâm: Hột-lị-đà tâm (Nhục đoàn tâm), Duyên lự tâm, Chất-đà tâm, Kiền-lật-đà tâm (Kiên thực tâm). Tam Tạng Pháp Số quyển 19 nêu ra 4 tâm: Nhục đoàn tâm, Duyên lự tâm, Tích tụ tính yếu tâm, Kiên thực tâm. Tóm kết lại có 6 loại tâm.

[3] Liễu biệt: (1) Biết, nhận biết, nhận thức; hiểu biết sự vật một cách phân biệt; (2) Cho thấy, làm cho biết, diễn tả, hiện hành; (3) Thấy, nhận biết.

[4] Phật giáo quan niệm có tám loại hình tướng của tâm gọi là bát thức (thức là sự phân biệt, phân tích, phân loại và nhận biết đối tượng). Tám thức này bao gồm năm thức giác quan: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức; ý thức; mạt-na thức (tương ứng với ý niệm về bản ngã) và a-lại-da thức (là kho chứa mọi dấu ấn từ kinh nghiệm của mình). Sự phân chia tám thức chỉ là một phương tiện để dễ tìm hiểu những mặt khác nhau của thức; nó không phải là cố định như thế. Thực ra, tám thức ấy chỉ là tám tác dụng hay tám cách biểu hiện của nhận thức, chứ không phải là “tám cái tâm” riêng rẽ, biệt lập. Tuy là có tám thức, nhưng các thức đều liên hệ mật thiết với nhau; tuy một mà là tám, tuy tám mà là một, cho nên chúng có thể thu về một mối, đó là thức - tức là căn bản thức hay a-lai-da thức.

[5] Mạt-na (S: manas) thường dịch sang chữ Hán là Ý. Theo Duy thức học, mạt-na được xem là cứ điểm sinh khởi những quan niệm sai lầm về ngã (ngã si, ngã kiến, ngã mạn) và những phiền não do kết quả từ những quan niệm sai lầm trên.

[6] A-lại-da thức (S. ālayavijñāna) còn gọi là A-đà-na, Như Lai tạng, chân thức hay thức căn bản; A-lại-da (S. ālaya) nghĩa là tàng trữ, chất chứa duy trì mọi tập quán, xu hướng, ảnh tượng lưu lại trong mỗi người.

[7] x. Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo (GLHTCG), số 2563.

[8] GLHTCG, số 1958.

[9] x. Dt 6,5; 29,3; Is 29,13; Ed 36,26; Mt 6,21; Lc 8,15; Rm 5,5.

[10] GLHTCG, số 2259.

[11] Mc 7,18-21, GLHTCG, số 1873.

[12] GLHTCG, số 715.

[13] GLHTCG, số 2517.

[14] x. Mc 7,21; GLHTCG, số 1764-1765.

[15] GLHTCG, số 1954.

[16] GLHTCG, số 2517.

[17] GLHTCG, số 363.

[18] x. Mt 26-38 và Mt 10,28; 2 Mac 6,30.

[19] x. Mt 16,25-26; Ga 15,13 và Cv 2,41.

[20] GS 18,1; x. 14,2. GLHTCG, số 33.

[21] GS 16; GLHTCG, số 1776.

[22] x. Rm 2,14-16.

[23] x. Rm 1,32; GLHTCG, số 1777.

[24] x. GLHTCG, số 1783-1784.

[25] x. GLHTCG, số 2532.

Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ

Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:
X

Tâm

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến  
 
TIN - BÀI KHÁC   48 đề mục mới nhất:
  Thiện, thiền, đan | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Thánh hoá, làm phép | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Chức - tác vụ | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Thiện | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Đồng tế, Concelebration | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Tu thân | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Chất vấn, tuân vấn | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Bình an, hoà bình | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Hiền sĩ, đạo sĩ, ba vua? | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Mặc khải - mạc khải | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Tín nghĩa | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Thể hiện, thực hiện | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Văn hoá, văn minh | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Viên mãn - tròn đầy | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Thiên tính - thần tính | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Trai tịnh - chay tịnh | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Giữ chay - ăn chay | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Tiên tri - Ngôn sứ - Sứ ngôn | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Canh tân, đổi mới | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Mão: Mèo hay Thỏ? | Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
TIN THẾ GIỚI
Dự báo sai động đất, các nhà khoa học ra toà
Một phiên toà đang gây chấn động cho giới khoa học thế giới: ngày 23-10, 6 nhà khoa học và một cựu quan chức Ý đã bị tuyên án 6 năm tù vì “dự báo sai động đất”.','#F7F8E0', 400);" onmouseout="hideddrivetip();" href="ViewNewsDetail.aspx?tabid=200&NewsPK=12042&mid=371">Dự báo sai động đất, các nhà khoa học ra toà
Đường về quê vẫn còn quá xa với người tị nạn Afghanistan
Afghanistan không còn bị Nga Xô xâm chiếm nữa nhưng những người còn sống sau cuộc chiến đó vẫn còn tiếp tục đánh vật hằng ngày để mưu sinh.','#F7F8E0', 400);" onmouseout="hideddrivetip();" href="ViewNewsDetail.aspx?tabid=200&NewsPK=12035&mid=371">Đường về quê vẫn còn quá xa với người tị nạn Afghanistan
Trung Quốc: Mỹ khuấy động Biển Đông
Tờ Bangkok Post của Thái Lan cho rằng việc Hoa Kỳ đưa tàu sân bay và các tàu khu trục tới khu vực Biển Đông cho thấy rằng Washington thể hiện sự hậu thuẫn đối với các quốc gia ASEAN như Philippines, Việt Nam và Malaysia trong cuộc tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh.','#F7F8E0', 400);" onmouseout="hideddrivetip();" href="ViewNewsDetail.aspx?tabid=200&NewsPK=12032&mid=371">Trung Quốc: Mỹ khuấy động Biển Đông
Ông Obama, ông Romney nói đùa, chế giễu nhau tại dạ tiệc từ thiện
Buổi dạ tiệc của Quỹ Từ thiện Alfred E. Smith Memorial Foundation, dự kiến ​​sẽ quyên được 5 triệu đôla cho các tổ chức từ thiện Công giáo. Quỹ này được đặt theo tên của một cựu thống đốc bang New York theo Đảng Dân chủ và là ứng cử viên tổng thống đầu tiên theo Công giáo La Mã vào năm 1928.','#F7F8E0', 400);" onmouseout="hideddrivetip();" href="ViewNewsDetail.aspx?tabid=200&NewsPK=11992&mid=371">Ông Obama, ông Romney nói đùa, chế giễu nhau tại dạ tiệc từ thiện
An ninh lương thực là nỗi lo lớn ở Bangladesh
Nafew Ahmed, 8 tuổi, chưa bao giờ biết khi nào em sẽ có bữa ăn no nê tiếp theo."Hôm nay con không có ăn sáng và chúng con thường không ăn trưa" - em kể mới đây tại Ramna, khu nhà ổ chuột ở Dhaka, nơi gia đình em sống.','#F7F8E0', 400);" onmouseout="hideddrivetip();" href="ViewNewsDetail.aspx?tabid=200&NewsPK=11986&mid=371">An ninh lương thực là nỗi lo lớn ở Bangladesh
TÌM HIỂU TỪ VỰNG CÔNG GIÁO
Thiện, thiền, đan
Thánh hoá, làm phép
Chức - tác vụ
Thiện
Đồng tế, Concelebration
Tâm
Tu thân
THƠ VĂN
Sức mạnh lời cầu nguyện | Giuse Nguyễn Hữu Đạt
Tín nguyện | Trầm Thiên Thu
Dưới trời mùa Thu | Phan Văn Phước
Hoa kinh | Trầm Thiên Thu
Lời kinh Thánh Mười | Antôn Lương Văn Liêm
Tôi quá đỗi yêu em | Tuyết Mai Texas
Mẹ - Đoá Mân Côi của Chúa | Giuse Nguyễn Hữu Đạt
NĂM ĐỨC TIN
Tìm hiểu Sách GLHTCG - Bài 9: "Tôi tin vào Thiên Chúa"
Đức tin là một ơn của Thiên Chúa, nhưng cũng là một hành động tự do sâu xa của con người | Linh Tiến Khải
Năm Đức Tin qua Tự sắc "Cánh cửa Đức tin"
“Thánh lễ về việc Tân Phúc Âm hoá” - Bản dịch Việt ngữ
Tìm hiểu Sách GLHTCG - Bài 8: "... xin nhìn đến đức tin của Hội Thánh Chúa"
Thời TWO, đe doạ hay cơ may của đời sống đức tin? | Nguyễn Trọng Viễn
Năm Đức Tin với Thánh Tôma - Bài 3
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Ngày 11 tháng 9 năm Nhâm Thìn
Thứ Năm sau CN 29 Thường Niên

“Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao ? Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ” (Lc 12,51)

Xem tiếp
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 10-2012
Ý Chung
Cầu cho công cuộc tân Phúc Âm hoá được tiến triển nơi các đất nước Kitô giáo lâu đời nhất.
Ý Truyền Giáo
Cầu cho việc cử hành Ngày Thế giới Truyền giáo là dịp canh tân nhiệm vụ loan báo Tin Mừng.
LỊCH PHỤNG VỤ
Xem tin - bài theo ngày
  « Tháng Mười 2012 »  
CN Hai Ba Năm Sáu Bảy
30 1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12 13
14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27
28 29 30 31 1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Media Online
Bên bờ thiên mạc
Thuyền hai bến
Nhật ký của mẹ
Trái đất
Diễn nguyện Măng Đen - Chuẩn bị
Giới thiệu Album
LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
Nhạc và lời: Huy Phụng
Hiệu đính: Msgr. Jerome Nguyên
Xuất bản: NSII Chicago, IL.
QUÀ TẶNG CUỘC SỐNG
    Đôi mắt của mẹ
    Sự sẻ chia đáng quý
    Hãy là chính mình
    Cho và nhận
    Sức mạnh của niềm tin
    Lòng nhân ái thực sự
    Lời hứa
    Người quan trọng nhất trong cuộc đời bạn
    Cậu bé thông minh
    Con vẹt xanh
    Ưu thế hơn người
    Học cách lắng nghe
    Hãy là chính mình
    Ai là người giàu có
    Gai của hoa hồng
    Cái cân
    Hai anh em
    Chữ tín
    Lòng nhân ái thực sự
    Tiếng vỗ tay đặc biệt
    Ngày đẹp nhất trong đời
    Tiếng đàn cho mẹ
    Cụ già thích yên tĩnh
    Khung cửa sổ
    Mẩu bánh mì
    Dây chuyền cuộc đời
    Chuyện về một cành nho
    Chiếc áo hạnh phúc
    Sự sẻ chia bình dị
    Con
CHƯƠNG TRÌNH VIỆT NGỮ
RADIO VERITAS: Chân Lý Á Châu'
H2O NEWS
H2O NEWS
Follow @EMTY3 Tweet
People Online Thành viên online:
Visitors Nối kết trực tuyến: 111
Members RSS Feeders: 172
Total Users Tổng cộng: 283
  BBT: Offline
Last 7 days: 57.475
Số lượt truy cập:
5.651.480

WEBSITES KẾT NỐI

  • CÁC GIÁO PHẬN CÁC GIÁO PHẬN
      • Hội đồng Giám mục Việt Nam
      • Tổng Giáo phận Hà Nội
      • Tổng Giáo phận Huế
      • Tổng Giáo phận Sài Gòn
      • Giáo phận Ban Mê Thuột
      • Giáo phận Bắc Ninh
      • Giáo phận Cần Thơ
      • Giáo phận Đà Nẵng
      • Giáo phận Đà Lạt
      • Giáo phận Hải Phòng
      • Giáo phận Lạng Sơn
      • Giáo phận Long Xuyên
      • Giáo phận Mỹ Tho
      • Giáo phận Nha Trang
      • Giáo phận Phan Thiết
      • Giáo phận Thái Bình
      • Giáo phận Thanh Hoá
      • Giáo phận Vinh
      • Giáo phận Vĩnh Long
      • Giáo phận Kontum
      • Niên giám các giáo phận - Anh ngữ
      • Giáo phận Phát Diệm
      • Giáo phận Qui Nhơn
  • WEBSITES KHÁC WEBSITES KHÁC
      • Đại hội GTTG Marid 2011
      • Đại hội GTTG Rio 2013
      • HĐGH về Giáo Dân
      • Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
      • Pope2You
      • Tự học php
      • Vatican
      • Youtube - Vatican
Từ Điển Online:     

Everything Meaning To You

Email: [email protected]

Website: emty.org

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@