ĐTC Bênêđictô XVI bày tỏ sự thương tiếc trước cái chết của Otto Von Habsburg
ĐTC khen ngợi sự dấn thân thống nhất Châu Âu của vị đã từng có thể là quốc vương
TTCG (Vatican, 11-7-2011, Zenit.org) – ĐTC Bênêđictô XVI đã gửi lời chia buồn của ngài đến gia đình của Otto von Habsburg, vị thái tử cuối cùng của Áo, Hungary, Croatia và Bohemia, vừa qua đời ngày 4-7 tại Pocking, Đức, hưởng thọ 98 tuổi.
Còn được biết đến với cái tên Archduke Otto của nước Áo, Otto là con trai cả của Chân phước Charles I của Áo, vị hoàng đế cuối cùng của đế quốc Áo-Hungrary; đế quốc sụp đổ vào năm 1918, cuối Chiến tranh Thế giới I, và gia đình Habsburge bị buộc phải lưu vong.
Otto không bao giờ trở thành một vị vua hay một hoàng đế, nhưng thay vào đó, ông đã dành cả cuộc đời để cống hiến cho sự nghiệp chính trị, ông đã làm việc không ngơi nghỉ vì sự thống nhất một Châu Âu bị chia rẽ, và nhắc nhở lục địa này về nguồn gốc Kitô giáo của mình.
Trong bức thư gửi đến Karl von Haburg hôm Chúa Nhật 10-7, ĐGH Bênêđictô XVI đã bày tỏ rằng Otta chính là “chứng nhân cho sự thay đổi diện mạo Châu Âu”.
“Tin tưởng vào Chúa và nhận thức về một di sản đầy ý nghĩa” - ĐGH nói thêm - Otto “là một người Châu Âu tận tuỵ, làm việc không ngơi nghỉ vì sự tự do, đoàn kết các dân tộc và vì một trật tự đúng đắn tại lục địa này”.
“Cùng với sự cảm thông sâu sắc của tôi về sự ra đi của người cha, Thái tử Archduke Otto của Áo” - ĐTC viết - “trong giờ phút đau buồn nhất của gia đình trước sự mất mát, tôi xin hiệp lời cầu nguyện cùng toàn thể gia đình hoàng gia về sự ra đi này”.
“Xin Chúa ban thưởng cho ông về những hoạt động của ông vì lợi ích của nhân loại và ban cho ông một cuộc sống sung mãn nơi thiên quốc”, Đức Bênêđictô viết.
Tang lễ của cựu Thái tử Archduke Otto được tổ chức vào ngày 16-7 tại thủ đô Vienna của nước Áo. ĐGH chỉ định Đức Hồng y Christoph Schonborn chủ trì tang lễ.
Cuộc sống lưu vong
Sau khi bị trục xuất khỏi nước Áo, Habsburg đã sống ở Thuỵ Sĩ, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Cha của Otto, Hoàng đế Charles I, mất vào năm 1922, để lại người con trai trưởng với tư cách kế vị ngôi hoàng đế. Năm 2004, ĐGH Gioan Phaolô II đã phong chân phước cho Hoàng đế Charles I, cha của ông.
Năm 1933, Otto tốt nghiệp học vị tiến sĩ chính trị và khoa học xã hội tại Đại học Louvain, Bỉ.
Trong suốt Chiến tranh Thế giới II, Otto là nhà phê bình can đảm của đảng Quốc xã ở Đức. Sau khi thôn tính nước Áo, Adofl Hitler không chỉ ra lệnh giết Otto von Habsburg, mà còn tước quyền công dân của ông cũng như quyền công dân của gia đình hoàng gia.
Ott trở thành một người không quốc tịch; ông đến cư ngụ ở Mỹ, một phe lợi thế hơn trong Chiến tranh Thế giới II, và không lấy lại được quyền công dân của mình mãi cho đến năm 1965.
Trong thập niên 1960, sau khi tuyên bố từ bỏ ngai vua nước Áo, Otto bắt tay vào con đường sự nghiệp chính trị dài hạn. Ông giữ chức vụ Chủ tịch Liên hiệp Quốc tế Pan-European trong khoảng thời gian 1973-2004, và là thành viên của Nghị viện Châu Âu từ 1979-1999.
Otto là người tổ chức hội trại Pan-European tại biên giới Áo-Hungary vào ngày 19-8-1989, giúp 700 người Đông Đức trốn sang Tây Đức, và được xem là bước ngoặt trong sự sụp đổ Bức Màn Sắt phân chia Châu Âu.
Phu nhân của Otta, Regina, qua đời năm ngoái. Ông còn người em trai Felix, 7 người con, 22 cháu và 2 chắt.